1. Tự thú là gì?

Tự thú là tự nguyện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyến khai báo về hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện hoặc tham gia thực hiện trước khi bị phát giác.

Tự thú là tình tiết phân ánh sự thay đổi trong SUy nghĩ của người phạm tội theo xu hướng tích cực, Do vậy, tình tiết này có ảnh hưởng đáng kể đến trách nhiệm hình sự. Luật hình sự Việt Nam, từ trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985, đều đã thừa nhận nguyên tắc khoan hồng đối với người tự thú trong nhiều văn bản pháp luật như Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa năm 1970; Sắc luật số 03 năm 1976…

Trước đây, trong Bộ luật hình sự năm 1999 (đã hết hiệu lực, chỉ có giá trị tham khảo), tự thú ngoài việc được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các tội phạm nói chung còn được quy định là tình tiết miễn trách nhiệm hình sự khi thoả mãn những điều kiện nhất định. Đặc biệt, tình tiết tự thú còn được quy định trực tiếp là tỉnh tiết miễn trách nhiệm hình sự của hai tội phạm cụ thể là tội gián điệp và tội đưa hối lộ. Riêng đối với tội đưa hối lộ luật khẳng định: Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội…

Nhìn chung chúng ta có thể thấy tự thú là hành động của người phạm tội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình báo về hành vi phạm tội do mình gây ra và nhận sự khoan hồng của pháp luật, có thể nói đây là những hình thức thể hiện sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Vậy tự thú là gì? Quy định của pháp luật về tự thú như thế nào xin mời theo dõi trong bài viết sau đây:

Hiện nay, theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về khái niệm tự thú như sau:

“Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện”

Như vậy, tự thú là tự bản thân người phạm tội họ nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của họ trước pháp luật, trong khi chưa ai phát hiện được họ phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.

 

2. Tự thú có được hưởng khoan hồng không?

Khoan hồng được hiểu đó là đối xử độ lượng đối với những người có lỗi và đối với trường hợp này thì người phạm tội nhận sự khoan hồng từ pháp luật và đầu thú sẽ không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét xử việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào quyết định của Tòa án và tùy thuộc vào thái độ sau đó của người đầu thú (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội…) Việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải được ghi rõ trong bản án.

Nếu người phạm tội tự thú không được miễn trách nhiệm hình sự, mà chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ thì khi áp dụng cần chú ý:

– Trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, thì tự thú tội nào được coi là tình tiết giảm nhẹ đối với tội đó. Ví dụ: Chị A bị bắt quả tang về hành vi vận chuyển 100 gram Heroin; trong quá trình điều tra, chị A tự khai trước đó 3 tháng vào trước tết nguyên đán A còn phạm tội buôn bán hàng cấm là Pháo nổ với số lượng rất lớn; Cơ quan điều tra xác minh thấy lời khai tự thú của chị A là chính xác. Tuy nhiên, việc tự thú của chị A không góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, không hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm, vì số pháp nổ mà chị A buôn bán đã tiêu thụ hết trong dịp tết nguyên đán, chị A cũng không khai được số pháo đó bán cho ai, ở đâu nên Cơ quan điều tra đã khởi tố bổ sung đối với chị A về tội buôn bán hàng cấm theo khoản 2 Điều 155 Bộ Luật hình sự. Khi xét xử vụ án đối với chị A Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo A về cả 2 tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” và “buôn bán hàng cấm”. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ này đối với tội “buôn bán hàng cấm” còn tội đối với tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự thú”.

– Trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội cùng một tội, thì tự thú hành vi phạm tội nào (nếu không được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi đó) thì cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ đối với tội phạm mà bị cáo thực hiện nhưng mức độ giảm nhẹ đối với tội phạm mà bị cáo thực hiện nhưng mức độ giảm nhẹ ít hơn trường hợp tự thú tất cả hành vi phạm tội. Ví dụ: Anh B bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi trộm cắp của một hành khách trên xe buýt với số tiền 10 triệu đồng; trong quá trình điều tra, B còn khai đã 4 lần trộm cắp tài sản của 4 người với tổng số tiền là 50 triệu đồng nhưng không biết tên và địa chỉ của 4 người bị hại, vì B chuyên móc túi trên xe buýt, số tiền trộm cắp được B đã tiêu xài cá nhân hết. B bị Viện kiểm sát truy tố theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự với các tinh tiết: “có tính chất chuyên nghiệp” (điểm b) và chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng” (điểm e). Do B đã tự thú 4 lần trộm cắp trước khi bị bắt quả tang và xét thấy không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của hành vi trộm cắp tài sản 4 lần trước đó nên khi quyết định hình phạt Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo B.

– Cần phân biệt người phạm tội tự thú với “người phạm tội thành khẩn khai báo”. Người phạm tội thành khẩn khai báo là trường hợp chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi mà tất cả các hành vi đó chỉ cấu thành một tội. Sau khi bị phát hiện, người phạm tội đã khai báo đầy đủ, trung thực tất cả các tình tiết của vụ án, giúp cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nhanh chóng và đúng pháp luật. Nếu người phạm tội sau khi tự thú mà không khai báo thành khẩn thì vẫn có thể được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo”, vì người phạm tội thành khẩn khai báo sau khi tự thú là một trong những điều kiện để xem xét có thể miễn trách nhiệm hình sự cho họ. 

Cơ quan có thẩm quyền:

– Sau khi tiếp nhận người phạm tội đầu thú, cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

– Cơ quan điều tra tiếp nhận người đầu thú phải kiểm tra xem tội phạm đầu thú có thuộc thẩm quyền điều tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, việc thông báo phải bằng văn bản. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

– Đầu thú là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Tự thú và đầu thú có điểm khác nhau cơ bản về thời điểm khai báo của người phạm tội (xem lại điểm h, điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự)

– Khi người phạm tội đến đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản về việc tự thú, đầu thú. Trong biên bản phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội có hành vi đầu thú sẽ được hưởng khoan hồng qua nguyên tắc xử lý tội phạm. Khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ quy định của bộ luật này để cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc người phạm tội được hưởng khoan hồng từ chính sách Nhà nước thể hiện được sự nhân đạo, văn minh trong tố tụng hình sự.

 Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù đến 03 năm.

– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định với tội ấy là từ 03 năm đến 07 năm tù

– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Kết luận: Có thể thấy, pháp luật đề ra những quy định để có thể thấy chính sách khoan hồng cho người phạm tội để họ sửa chữa lầm lỗi của mình. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhân người phạm tội ra tự thú, đầu thú và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật đề ra.

 

3. Quy định về thủ tục giải quyết trong trường hợp người phạm tội tự thú

Căn cứ theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Tự thú” là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Quy định này thể hiện chính sách khoan hồng và truyền thống nhân đạo của Nhà nước ta đối với những lầm lỗi và truyền thống nhân đạo của Nhà nước ta đối với những lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho cơ quan bảo vệ pháp luật sớm phát hiện và ngăn chặn những hành vi phạm tội buộc họ phải tự kiềm chế hành vi và ý đồ của mình. Tự thú còn làm giảm bớt chi phí của Nhà nước cũng như thời gian tố tụng. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51. Trong Tố tụng hình sự, tự thú là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, do đó việc tiếp nhận người phạm tội tự thú cũng cần phải có những quy định cụ thể.

Người phạm tội có thể đến Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc bất kỳ cơ quan nào để tự thú. Ví dụ: trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trụ sở Mặt trận Tổ quốc để tự thú, đầu thú. Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Vì lời tự thú của người phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng sau này nên biên bản tiếp nhận phải được ghi rõ và đầy đủ về nhân thân cũng như lời khai của người tự thú về hành vi phạm tội của mình.

Điều luật quy định trách nhiệm thông báo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận đối với Cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát giúp cho các cơ quan tổ chức sau khi tiếp nhận người tự thú biết được các hoạt động phù hợp cần thực hiện cũng như tăng cường trách nhiệm đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan, tổ chức trong xã hội.

Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch  01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC. 

Quy định về việc người phạm tội tự thú cũng là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự; thông báo cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú; đặc biệt Điều luật còn quy định cụ thể thời hạn và trách nhiệm thông báo của Cơ quan Điều tra có thẩm quyền cho Viện kiểm sát cùng cấp nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những lầm lỗi mà không chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn, muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội; Bộ luật hình sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm tìm ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội; làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình; tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta luôn khuyến khích bị can, bị cáo tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.

 

4. Tự thú có phải tình tiết giảm nhẹ không?

Người phạm tội tự thú được quy định tại Điều 152, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

“1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp”

Các tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm:

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra

– Phạm tội do lạc hậu

– Người phạm tội là phụ nữ có thai

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình

– Người phạm tội tự thú

– Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải 

– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác

– Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Như vậy, theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Có nghĩa là khi người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện thì sẽ được hưởng những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: miễn trách nhiệm hình sự, đánh giá là tình tiết giảm nhẹ loại nào để có cơ sở quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, xem xét loại hình phạt…

Tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm và đã cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

 

5. Ý nghĩa của việc người phạm tội tự thú

Pháp luật hình sự có quy định về tự thú theo đó có thể thấy tự thú thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.

Căn cứ dựa trên quy định của Bộ luật dân sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực trong xã hội và có ý nghĩa rất lớn đối với điều tra vì có thể rút ngắn thời gian. Theo đó mà hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động à tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.

Việc người phạm tội tự thú trước pháp luật về tội phạm của mình có ý nghĩa tích cực đó là quá trình truy bắt đối tượng phạm tội được rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng cũng sẽ không tốn nhiều. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến của Công ty luật LVN Group qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp.  Rất mong nhận được sự hợp tác. Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!