Xin chào anh(chị) Luật sư của LVN Group. xin anh(chị) tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Tôi có tham gia bảo hiểm tại công ty từ tháng 06/2011 đến tháng 06/2012, đến nay tôi đã làm việc tại công ty khác và muốn chốt sổ BHXH nhưng không được do công ty chưa trả hết nợ BHXH. Qua tìm hiểu các câu trả lời của anh(chị) có lấy cơ sở căn cứ pháp lý là công văn 2266/BHXH-BT hướng dẫn Quyết định 111/QĐ-BHXH để tư vấn chốt bảo hiểm xã hội đối với cá nhân khi công ty có bản cam kết. Tuy nhiên hiện nay BH Việt Nam đã ban hành Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 (hiệu lực từ 01/12/2015) thay thế Quyết định 111/QĐ-BHXH. Vậy tôi muốn hỏi công văn 2266 có còn hiệu lực thi hành hoặc tôi có thể thực hiện chốt sổ BHXH như nào. Rất mong anh(chị) tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động 2019

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội : Luật việc làm

2. Nội dung tư vấn

Quyết định số 959/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 được ban hành có giá trị thay thế Quyết định số 1111/QĐ-BHXH. Vì vậy, thủ tục chốt sổ BHXH theo quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH. Tuy nhiên, trong nội dung của quyết định này không xác định cách giải quyết cụ thể về việc chốt sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ tiền BHXH, hơn nữa, cũng chưa có công văn hay VBPL nào thay thế công văn 2266/BHXH-BT thì lúc này vẫn được áp dụng nội dung công văn 2266/BHXH-BT để giải quyết. 

Xin chào anh/chị Luật sư của LVN Group Tôi có đọc bài trả lời sau của Quý công ty có liên quan đến thắc mắc của tôi: /tu-van-luat-hon-nhan/quy-dinh-ve-che-do-nghi-kham-thai-theo-luat-bao-hiem-xa-hoi-.aspx Tuy nhiên tôi đi khám sau 1/9/2015 và tôi thấy có quy định mới sau. Vậy anh/chị cho hỏi thay đổi này có được áp dụng cho khám thai không? Nếu tôi đi khám thai vào thứ bảy là ngày nghỉ thì có được hưởng 5 ngày lương bảo hiểm theo thông tư mới? “Căn cứ tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC sửa đổi Khoản 5, Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế thì: “5. Trường hợp cơ sở y tế có tổ chức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện. Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế. Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, phải công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh, người bệnh phải tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế (nếu có)”. — Xin chân thành cảm ơn! Thanks & Best regards, Tuyet Mrs

Trong trường hợp này, Thông tư số 16/2015/TTLT-BYT-BTC thì chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh vào những ngày nghỉ thì được giải quyết các chế độ BHYT như trong những ngày làm việc khác. Còn nếu bạn đi khám thai vào những ngày bình thường, thì vẫn được tính vào ngày làm việc, theo đó, bạn được hưởng nguyên lương cho những ngày đi khám này. Còn nếu bạn đi khám vào ngày nghỉ, ngày lễ thì bạn chỉ được hưởng chế độ khám của BHYT mà không được hưởng chế độ khám thai của của BHXH.

Tôi có làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp ngày 1/6, ngày 30/6 tôi nhận được kết quả : được trợ cấp 4 tháng, với số tiền 4 triệu đồng/tháng. Bắt đầu từ tháng 7.8.9.10 . Trong tháng 7 tôi có công việc mới, Nhưng cty bên mới ko đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng cty có khai trình mẫu 05 ” khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động” với phòng lao động và thương binh xã hội ở ủy ban nhân dân huyện. Ko phát sinh đóng bảo hiểm xã hội ở cty mới, Vậy tôi có được quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp hay ko? Nếu ko nhận bảo hiểm sẽ bảo lưu kết quả của tôi. Vậy Bảo hiểm có bảo lưu số tiền 4 triệu/1 tháng hay ko? hay chỉ bảo lưu số tháng. tôi xin cảm ơn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì:

“5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, sau khi bạn tìm được việc làm thì bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và thời gian bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa được hưởng được bảo lưu, như vậy, chỉ được bảo lưu cho thời gian này mà không được bảo lưu về mức tiền được hưởng. Theo đó, nếu sau này bạn nghỉ việc thì bạn được giải quyết theo mức lương bạn đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.

Chào Luật sư! Cho tôi hỏi: công ty tôi có lao động đã nghĩ việc từ tháng 4/2016, nay tôi muốn báo giảm cho BHXH thì cần những thủ tục gì?

Trong trường hợp này, bạn cần phải làm thủ tục báo giảm đến cơ quan BHXH, theo đó, Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về vấn đề này như sau:

“1.3. Thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừng tham gia BHYT, nộp cho cơ quan BHXH để điều chỉnh số phải thu (trừ trường hợp chết; chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng).

Trường hợp gửi Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS) bằng hình thức trao đổi thông tin qua mạng internet thì cuối tháng chuyển thẻ BHYT cho cơ quan BHXH. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT phát sinh (nếu có) kể từ thời điểm báo giảm đến khi cơ quan BHXH nhận được thẻ BHYT do đơn vị có trách nhiệm thanh toán.”

Như vậy, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị (Mẫu D01b-TS).

 b) Hai (02) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).

2. Người lao động:

a) Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

b) Sổ BHXH.

c) Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.

Hồ sơ này bạn gửi đến cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHXH cho người lao động.

3. Hình thức hợp đồng lao động

 
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
 
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
 
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

4. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

 
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
 
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
 
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
 
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
 
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
 
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
 
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
 
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
 
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
 
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
 
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
 
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

5. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

 
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
 
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
 
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
 
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
 
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
 
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
 
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
 
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
 
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
 
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
 
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
 
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội.