Vì đã có quyết định hưởng TCTN có thể 2,3 tháng hoặc đến tháng cuối cùng của QĐ đến lấy tiền 1 lần cũng được (truy lĩnh) nhưng quá ngày ghi trong giấy hẹn của TT GTVL tôi được TT GTVL thông báo là tôi không được hưởng TCTN tháng đó như vậy có đúng không? Và bên BHXH đúng hay TT GTVL đúng trong khi tờ khai thất nghiệp tại trung tâm GTVL tôi không khai báo nhờ TT tìm việc mà tôi sẽ tự lo công việc của mình. Rất mong nhận được câu trả lời sớm.
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư.

Người gửi: Phạm Hữu Tấn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty luật LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, Vấn đề của bạn, Luật LVN Group xin được trả lời như sau:

I) Căn cứ pháp lý: 

Luật việc làm 2013

II) Nội dung:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy xét các hành vi của bạn và những hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm, thông báo của trung tâm giới thiệu việc làm mà bạn đã cung cấp đối chiếu với các quy định của pháp luật. Cụ thể:

–  Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật việc làm 2013 quy định:

“Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm

1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trường hợp bất khả kháng.

2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.”

Theo đó, việc cơ quan bảo hiểm hướng dẫn cho bạn không phải đến trung tâm giới thiệu việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm nếu bạn không thuộc vào một trong các trường hợp không phải thông báo khi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo  khoản 1, Điều 52 luật việc làm như trên là chưa đúng với quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu bạn đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hàng tháng bạn phải trực tiếp đến thông báo với trung tâm giới thiệu việc làm   nơi bạn nộp hồ sơ xin hưởng  trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm.

– Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định về việc tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, bạn đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đăng ký tìm kiếm việc làm hàng tháng tại trung tâm giới thiệu việc làm và đã có thông báo từ trung tâm giới thiệu việc làm nhưng bạn vẫn không thực hiện thì bên chi trả bảo hiểm có quyền tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn, nếu bạn vẫn còn thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quyết định thì bạn tiếp tục được hưởng trợ cấp khi bạn thực hiên thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng lên trung tâm giới thiệu việc làm. Nếu bạn không con thời gian hưởng trợ cấp hoặc bạn không thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong 3 tháng liên tục thì bạn sẽ bị chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.

“Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tìm được việc làm;

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

d) Hưởng lương hưu hằng tháng;

đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

k) Chết;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng quy định tại    khoản 1, Điều 52 Luật việc làm 2013 thì bạn phải tiến hành thông báo hàng tháng trong thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định trên. Nếu trên thực tế  bạn có văn bản của cơ quan bảo hiểm hướng dẫn về việc không phải thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm nơi mà bạn nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên cơ quan bảo hiểm yêu cầu trả lời về nội dung văn bản hướng dẫn và nếu có thiệt hại xảy ra chị có thể yêu cầu bồi thường.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;