Xin cảm ơn,
Người gửi Luu Thuy

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi, thắc mắc của bạn tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh Nghiệp, Điều 16 Nghị định 102/2010/NĐ-CP, ngày 01/10/2010 của Chính phủ có quy định như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam; Trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a. Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b. Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty hợp danh quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Như vậy, chiếu theo quy định này trong trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam từ 30 ngày trở lên thì phải ủy quyền lại cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật.

Hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của công ty chưa trở lại Việt Nam hoặc không có ủy quyền khác thì thực hiện như quy định tại mục 2 đã nêu ở trên.

Trong trường hợp TGĐ của công ty bạn vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền cho giám đốc sản xuất bằng văn bản, nếu như ủy quyền cho giám đốc sản xuất ký một số loại chứng từ, tài liệu khi TGĐ vắng mặt bao gồm cả phần thuế phải làm văn bản báo cáo và gửi giấy ủy quyền đến cơ quan thuế.

Theo hướng dẫn tại Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính Phủ quy định:

Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế trực tiếp ký hoặc giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Việc giao ký thay phải được quy định bằng văn bản và lưu tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó việc ủy quyền trong văn bản hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế được phân thành hai loại:

– Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có thể ủy quyền cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa ủy quyền các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế.

– Người nộp thuế là cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác (trừ trường hợp đại lý thuế được thực hiện theo khoản 3 Điều này) được thay mặt mình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế thì phải có văn bản ủy quyền theo Bộ Luật dân sự.

Như vậy, văn bản ủy quyền phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải gửi cơ quan thuế cùng văn bản, hồ sơ giao dịch lần đầu trong khoảng thời gian ủy quyền.

Qua những quy định trên, hy vọng chúng tôi đã phần nào làm rõ những vướng mắc của bạn, cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của công ty Luật LVN Group.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự

——————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;