1. Bồi thường thiệt hại khi gây thương tích?
Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Chồng tôi thừa nhận có tình cảm với người con gái khác, một hôm tức giận tôi đã tìm đánh cô ấy, cụ thể: đã đánh vài bạt tay vào mặt và đánh bầm tím 1 mắt và nói “mày dám ở với chồng tao, tao đánh cho mày chừa”.Cô ta làm đơn thưa tôi ra UBND xã, đòi tôi bồi thường thiệt hại, thưa tôi xúc phạm danh dự. Tôi biết hành động của tôi sai, đồng ý bị xử phạt, theo Luật sư của LVN Group tôi sẽ bị phạt như thế nào theo quy định hiện hành của pháp luật? Trân trọng cảm ơn.Người gửi: G.L
Luật sư tư vấn luật hình sự gọi số:1900.0191
Trả lời:
Hành vi đánh ghen của chị đã gây ra thương tích cho người kia, hành vi này có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nếu như người bị hại giám định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các điểm quy định tại khoản 1 điều 134 thì chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu bị truy cứu TNHS chị có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 điều 54 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đó là: “e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;” (hành vi ngoại tình cũng vi phạm pháp luật về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng).
Ngoài ra, nếu như không đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích nêu trên thì hành vi của chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: …e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác…
>> Tham khảo nội dung liên quan: Bồi thường thiệt hại khi đánh người gây thương tích ?
2. Gây thương tích đối với tên cướp có bị xử lý?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.Q
Trả lời:
Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì người bạn của bạn gây thương tích khi tên trộm cầm dao đe dọa 6 người thân của bạn đó. Chúng tôi chia các trường hợp như sau:
– Một là, nếu hành vi của tên trộm khi đó là tấn công bạn hoặc người thân của gia đình bạn với hung khí nguy hiểm là con dao, bất chấp tính mạng của người khác để nhằm mục đích chạy trốn, vì vậy bạn của bạn không còn cách nào khác phải tấn công lại nhằm phòng vệ và ngăn chặn hành vi nguy hiểm của tên trộm, và đã dẫn đến hậu quả là tên trộm bị thương tích. Như vậy, hành vi của người bạn này lúc ấy được coi là cần thiết, cấp thiết buộc phải phản ứng, phải chống trả lại một cách tương xứng để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra với mình hoặc người thân thì hành vi này được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ không phạm tội (Theo quy định tại khoản 1, Điều 22 Bộ luật Hình sự). Do đó, bạn của bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
– Hai là, nếu tên trộm cầm dao nhưng không có biểu hiện của việc dùng con dao này để gây thương tích, làm nguy hại đến bạn và gia đình (như giơ dao lên đòi đâm, chém…) mà chỉ dùng chân, tay để thực hiện hành vi vũ lực, làm náo loạn, nhưng bạn của ban đã có hành vi gây thương tích cho tên trộm mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người, thì người bạn này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” vì hành vi phản ứng của bạn rõ ràng là quá mức cần thiết, không tương xứng với hành vi của tên trộm theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 và Điều 136 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
Khung hình phạt đối với tội phạm này là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Mức hình phạt cụ thể còn tùy thuộc tỷ lệ thương tật của nạn nhân và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong vụ án.
3.Gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động?
Trong lúc lời qua tiếng lại thì ông B nhặt lấy cây củi trước nhà bà N xông vào đánh C. Thấy vậy D cũng nhặt lấy câu củi chạy theo ông B. Liền lúc đó bà N nhặt cây củi khác đánh vào đầu làm D té ngã xuống đất. Ông B quay lại đánh nhau với bà N thì bị bà N đánh gãy tay phải, thì được mọi người xung quanh ngăn cả. Hậu quả ông B bị thương với tỷ lệ 15% còn D thì bị trấn thương sọ não với tỷ lệ là 31%. Vậy Luật sư của LVN Group cho cháu hỏi trong trường hợp này thì bà N có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Và vụ án sẽ được giải quyết như thế nào ?
Cháu mong nhận được câu trả lời sớm từ Luật sư của LVN Group. Cháu trân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì vụ việc trên có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;”
Theo đó, bà N gây thương tích cho D với tỷ lệ thương tật là 31% rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 của Điều này nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, theo phân tích các tình tiết của vụ việc trên, thì bà N cũng có thể sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động.
“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”
Sở dĩ nói như vậy là vì:
Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra là trường hợp trước khi có hành vi phạm tội, người phạm tội không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức do hành vi trái pháp luật của người người bị hại hoặc khác gây ra.
Để xác định trường hợp người phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra phải căn cứ vào các yếu tố sau:
– Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động: Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước; trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức độ khác nhau. Đây được coi là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
– Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác: Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra
– Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật của người khác thì không có tinh thần bị kích động của người phạm tội.
– Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là hành vi đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích hoặc hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội.
Xét trong trường hợp này, hành vi đánh D của bà N là do ông B và D đã kéo sang nhà bà N tranh cãi, không những thế ông B còn ra tay đánh C là con trai của bà N. Việc nhìn thấy người khác đánh con của mình thì không ai có thể đứng yên được, do đó, vì quá kích động nên bà N đã ra tay đánh D bị thương, khi đanh D có thể bà N không lường trước được hành vi đó của mình lại gây hậu quả nghiêm trọng đến vậy.
Do vậy, bà N có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, nếu ông B và bà D có thể thương lượng thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì bà N có thể không bị khởi tố, vì đây là một trường hợp đặc biệt, nếu ông B có yêu cầu khởi tố bà N thì bà N mới bị khởi tố theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
4. Gây thương tích do tình thế cấp thiết?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
“Điều 23. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2.Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định tại điều 51
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;”
Như vậy, cố ý gây thương tích do tình thế cấp thiết thiêt không phải tội phạm nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự và hành vi này là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
5. Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là sự tư vấn của chúng tôi, nếu còn thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group/ chuyên viên tư vấn trực tiếp qua tổng đài 24/7: 1900.0191 hoặc đến trụ sở văn phòng công ty để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác !
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Luật LVN Group