Vậy cho Em hỏi nếu em học xong có phải thi chuyển ngạch không ? và hệ số lương của e vẫn giữ nguyên hay quay lại mốc đốc của ngạch giáo viên? Em cảm ơn rất nhiều! Xin hãy trả lời sớm để em có thể quyết định có nên học hay không vì sắp hết hạn nộp hồ sơ.
Chân thành cảm ơn
Người hỏi: NT Kim Dung
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group.
Trả lời:
Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức năm 2008
– Thông tư số 02/2007/TT-BNV Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức
2. Nội dung phân tích:
Về quy định chuyển ngạch:
Theo khoản 1 Điều 43 Luật cán bộ, công chức thì chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc nâng ngạch đối với công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Và thực hiện nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.
Về ngạch lương:
Theo quy định tại thông tư số 02/2007/TT-BNV thì giáo viên và cán bộ thư viện được xếp trong cùng bảng lương. Vì vậy,Việc xếp lương khi chuyển ngạch được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV như sau:
” 2. Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:
a. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
b. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
c. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.”
Bên cạnh đó, khi có quyết định chuyển ngạch, việc xếp lương được quy định tại khoản 4 Mục II Thông tư số 02/2007TT-BNV như sau:
” 4. Xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc và đã có quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, thay đổi ngạch (do được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức) từ sau ngày có hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (sau ngày 26 tháng 01 năm 2005) đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 6, 7, 8 và 10 Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và các trường hợp đang được hưởng bảo lưu hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo):
a. Nếu tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư này mà được xếp bậc lương, tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch mới có lợi hơn thì được điều chỉnh lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Riêng thời gian hưởng bậc lương mới (sau khi xếp lại lương theo quy định tại điểm a này) được tính thống nhất kể từ ngày ký quyết định xếp lại bậc lương và không tính truy lĩnh tiền lương, không tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần chênh lệch giữa kết quả chuyển xếp lại lương theo hướng dẫn tại Thông tư này so với quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ sau ngày 26 tháng 01 năm 2005 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
b. Nếu tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư này mà không có lợi hơn thì không xếp lại lương đối với các trường hợp này.”
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng./
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group