1. Tư vấn thủ tục chuyển ngành ra khỏi quân đội?
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật LVN Group! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2014 quy định:
Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.
Nghị định số 21/2009/NĐ-CP thi hành luật sĩ quan quy định:
Điều 3. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
1. Sĩ quan chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) được hưởng quyền lợi như sau:
a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;
b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển khi thi tuyển công chức quy định đối với đối tượng tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
d) Được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương sĩ quan với hệ số lương (theo công việc) mới trong thời gian tối thiểu là 18 tháng, kể từ khi quyết định chuyển ngành có hiệu lực và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Trong thời gian bảo lưu, nếu hệ số lương mới được xếp bằng hoặc cao hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng trước khi chuyển ngành thì hưởng hệ số lương mới;
đ) Khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
2. Sĩ quan chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị, hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi nghỉ hưu, tính lương hưu được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu.
3. Sĩ quan đã chuyển ngành do nhu cầu của quân đội, được cấp có thẩm quyền điều động trở lại phục vụ trong quân đội thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương và thâm niên công tác theo quy định hiện hành của pháp luật.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.
2. Tư vấn về chế độ quân nhân chuyển ngành ra khỏi quân đội được hưởng ?
Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Thông tư Liên bộ số 104/LB-QP ngày 12 tháng 4 năm 1965 của Liên bộ Quốc phòng, Công an và Nội vụ quy định như sau:
“Ngày 30 tháng 10 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau; bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự.”
” Điều 3 của Điều lệ đã quy định đối tượng được hưởng các chế độ quy định trong Điều lệ, nay giải thích thêm một số điểm sau đây:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ làm nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả quân nhân tái đăng, được hưởng các chế độ trợ cấp khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động và khi chết;
b) Hạ sĩ quan, binh lính làm nghĩa vụ quân sự, mà khi nhập ngũ là công nhân, viên chức Nhà nước được hưởng các chế độ như hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của bạn không thuộc những đối tượng mà thông tư quy định.
3. Tư vấn về thời gian tính trợ cấp thôi việc trong quân đội ?
>>Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo như bạn cung cấp thì bạn làm trong cơ quan chính quyền Tỉnh, vậy xác định nếu bạn là công chức thì việc xác định chế độ hưởng theo Luật cán bộ, công chức. Trường hợp không phải là công chức thì sẽ áp dụng theo Bộ luật lao động 2019:
Điều 46. Trợ cấp thôi việc:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 14 Nghịđịnhsố 05/2015/NĐ-CP cũng quy định về Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 (Điều 46) của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 (Điều 34) và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 (Điều 36) của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 (Điều 47) của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36 (Điều 34), Điều 44 (Điều 42) và Điều 45 (Điều 43) của Bộ luật Lao động.
Dựa vào thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi: Người lao động từ năm 1979 đến tháng 4/1985 làm lái xe trong Quân đội. Tháng 8/1985 có quyết định của Tổ chức chính quyền Tỉnh chuyển ngành về Công ty Du lịch Tây Ninh làm việc. Cơ quan Quân đội vẫn có quyền điều chuyển người lao động. Tức là người lao động vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động với Cơ quan này. Thời gian chờ Cơ quan quân đội chuyển ngành vẫn được tính vào thời gian tính trợ cấp thôi việc (Theo Điều 46 Bộ Luật Lao động và Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt).
4. Quy định về cộng nối thời gian công tác trong quân đội ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội năm 2014 để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“2.Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
b) Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;
c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;
d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định về việc cộng nối thời gian tham gia quân đội để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì chỉ áp dụng đối với quân nhân phục vụ tại ngũ thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, không đang hưởng trợ cấp theo một trong những chế độ theo quy định tại khoản 2 điều 23 nghị định 115/2015/NĐ-CP. Như vậy, bạn không thuộc đối tượng cộng dồn thời gian tham gia quân đội để tính bảo hiểm xã hội.
>> Bài viết tham khảo thêm:Điều kiện cộng nối thời gian đóng BHXH khi công tác trong quân đội ?
5. Nợ môn có được tạm hoãn gọi nhập ngũ ?
>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Điều 41, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
h) Dân quân thường trực.
Như vậy, trường hợp của bạn do nợ môn nên vẫn tiếp tục khóa học. Do đó, bạn vẫn được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
>> Tham khảo bài viết liên quan:
1. Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để trả nợ môn?
2. Tư vấn trường hợp sinh viên chưa tốt nghiệp có được tạm hoãn nghĩavụ quân sự ?
3. Đang trả nợ môn ở trường được hoãn nghĩa vụ quân sự không?
4. Còn nợ môn chưa ra được trường thì có phải đi nghĩa vụ quân sự khi có giấy gọi không?
5. Các trường hợp được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật NVQS – Luật Minh KHuê