Tuy nhiên trên thực tế, vốn của công ty do ba cổ đông góp chỉ là 280 triệu. Cụ thể: ông C góp 175 triệu tương đương khoảng 62,5%; ông A góp 100 triệu, tương đương 35,7%; ông B góp 5 triệu, tương đương 1,78 trên tổng số vốn góp thực tế.

Khi bắt đầu hoạt đông, công ty mua thiết bị máy móc hết 235 triệu, còn lại 45 triệu để lại làm vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động, công ty còn mua thêm một số thiết bị văn phòng trị giá 42 triệu.
Tháng 9 năm 2007, ba cổ đông công ty phát sinh mâu thuẫn và đưa ra phương án chia tách công ty. Ông C đồng ý mua lại cổ phần của ông B và còn bỏ thêm ra 30 triệu tiền giá trị tài sản vô hình. Nhưng sau đó các bên không thực hiện thỏa thuận này.
Ngày 2/2/2008, ông C thông báo với các cổ đông đề nghị giải thể công ty. Ngày 7/2/2008, Đại hội cổ đông công ty họp bàn về vấn đề rút vốn và thống nhất định giá lại toàn bộ tài sản của công ty theo giá thị trường. Ngày 8/2/2008, ba cổ đông đã tiến hành tự định giá và xác nhận giá trị tài sản cố định của công ty tính đến ngày 8/4/2008 là 236,72 triệu. Ngày 15/02/2008 Đại hội cổ đông họp lần 3. Tại cuộc họp này, các bên đồng ý rằng ông C sẽ rút vốn khỏi công ty. Việc rút vốn được thực hiện theo bảng phân chia tài sản đã lập. Cụ thể ông C được nhận 8 mục trị giá 146,47 triệu; ông A và ông B nhận 16 mục trị giá 86,35 triệu. Thời gian di chuyển tài sản của ông C là hai ngày 16 và 17/2/2008. Đồng thời, sau khi hoàn tất việc di chuyển, ông C phải làm các thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ngày 17/02/2008, ông C ra quyết định cách chức và buộc thôi việc kế toán trưởng của công ty, không thông qua Đại hội cổ đông.
Ngày 5/5/2008, ông C thanh lý hợp đồng thuê trụ sở công ty. Trước khi di chuyển tài sản ông C có thông báo gửi hai cổ đông A và B là di chuyển tài sản ra khỏi trụ sở trước ngày 29/5/2008.
Do ông A và B không đến nên ngày 31/5/2008, ông C đã di chuyển toàn bộ tài sản ra khỏi trụ sở và trả lại trụ sở cho bên cho thuê. Phần tài sản chia cho ông A cũng được ông C mang đi. Tổng trị tài sản ông C mang đi ước tính theo các mục của bảng chia tài sản lập ngày 15/4 là khoảng 232,82 triệu.
Hãy tư vấn về cho ông A và B về các nội dung khởi kiện ông C. Hãy tư vấn cho ông C về cơ sở pháp lý của các hành động mà ông đã thực hiện.

Người gửi: Minh Nguyệt Nguyễn

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa Công ty Luật LVN Group.

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty cổ phần?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã dặt câu hỏi cho công ty! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý: 

Luật Doanh nghiệp 2005

Nội dung tư vấn:

Theo như các thông tin mà bên bạn cung cấp, loại hình doanh nghiệp của bạn là công ty cổ phần.

Với các hành vi của ông C: buộc kế toán trưởng thôi việc, thanh lí hợp đồng thuê trụ sở, di chuyển tài sản ra khỏi công ty đều không có sự đồng ý của A và B, đồng thời trái với các thỏa thuận của A, B, C tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần 3. Việc họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ các qui định của pháp luật tại điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có qui định khác:

“1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Thông qua định hướng phát triển công ty;

c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

g) Tổ chức lại, giải thể công ty.

3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;

b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;

c) Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

4. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.

5. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.”

Như vậy, nếu việc họp Đại hội đồng cổ đông giữa A,B,C diễn ra theo đúng các qui định thì ông C hoàn toàn phải tuân thủ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. A,B,C có thể khởi kiện về các hành vi của ông C nếu trái với quyết định đã được thông qua.

Các hành vi của ông C muốn được thực hiện phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua theo thủ tục đã được nêu trên. Trong trường hợp này, ông C có thể tiến hành triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để thay đổi các thỏa thuận với A,B.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với vấn đề của bạn. 

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP

——————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;