Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi đang công tác trong quân đội ở Hà Nội. Bố mẹ tôi ở Thanh Hóa. Tôi đăng ký khám chữa bện ban đầu tại viện quâ y 103. Nay mẹ tôi ốm nhưng đang ở huyện Đông Sơn – Thanh Hóa, thì mẹ tôi có được khám bệnh ở Đông Sơn – theo thẻ BHYT trên không?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn luật LVN Group. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư !
Người gửi: Nguyễn Đăng Quyền
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Tư vấn pháp luật trực tuyến trong lĩnh vực bảo hiểm y tế – Ảnh minh họa
Trả lời:
Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.
Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
1. Cơ sở pháp luật:
– Luật bảo hiểm y tế 2008;
– Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
2. Nội dung phân tích:
Căn cứ quy định của Luật bảo hiểm y tế 2008:
“Điều 24. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế”.
Theo đó, để được giảm viện phí hay được hưởng những dịch vụ từ bảo hiểm y tế, mẹ của bạn cần khám ở những cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, nếu như không tiện thì mẹ của bạn có thể khám, chữa bệnh ở những cơ sở chữa bệnh khác sau đó mẹ của bạn có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm y tế chi trả trợ cấp. Căn cứ khoản 2 Điều 31 luật Bảo hiểm y tế 2008, thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện như sau:
“2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này;
c) Tại nước ngoài;
d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định”.
Điều 26, điều 27, điều 28 Luật bảo hiểm y tế quy định rằng:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế”.
“Điều 27. Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật”.
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Theo đó, đối chiếu với tình hình hiện tại, căn cứ vào khoản 2 điều 31 nêu trên nếu như mẹ của bạn thuộc vào một trong các trường hợp này thì mẹ của bạn có thể đề nghị tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán số tiền viện phí đã đóng tại cơ sở khám chữa bệnh.
Việc đề nghị cơ quan bảo hiểm y tế chi trả trợ cấp cho mình, mẹ củabạn cần thực hiện theo thủ tục theo quy định tại điều 19 Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
“Điều 19. Thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm y tế
1. Hồ sơ đề nghị thanh toán:
a) Giấy đề nghị thanh toán của người bệnh có thẻ BHYT (lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành);
b) Thẻ BHYT (bản sao);
c) Giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án (bản chính hoặc bản sao);
d) Các chứng từ hợp lệ (đơn thuốc, sổ y bạ, hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan khác);
đ) Trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài, ngoài các giấy tờ quy tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, phải có ý kiến của một cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương xác nhận về tình trạng bệnh và hướng điều trị;
e) Trường hợp được cử đi công tác hoặc học tập tại nước ngoài, ngoài các giấy tờ quy tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, phải có quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi công tác hoặc học tập tại nước ngoài;
Trường hợp hồ sơ, chứng từ viết bằng ngôn ngữ nước ngoài, phải dịch sang ngôn ngữ Việt Nam có công chứng.
2. Thời hạn thanh toán:
Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố; trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế của tỉnh khác và khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài, Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thẩm định và thanh toán cho người bệnh”.
Trân trọng cám ơn!
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group