Một cổ đông đề nghị trong điều lệ này cần có một điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông với nhau và giữa cổ đông với công ty trong quá trình thành lập , hoạt động, giải thể công ty. Pháp luật hiện hành có những phương pháp nào giúp giải quyết tranh chấp này phương án cuối cùng về điều khoản trong điều lệ do ai quyết định.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của công ty Luật LVN Group.
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến gọi: 1900.0191
Thưa quý khách hàng!
Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
– Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011
– Luật Doanh nghiệp 2014
-Luật trọng tài thương mại 2010
Nội dung trả lời:
Điều 29 BLTTDS quy định về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.”
Như vậy, theo pháp luật hiện hành thì những tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi một trong các bên có đơn khởi kiện.
Bên cạnh đó, Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định:
“Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”
Cụ thể, Điều 147 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Điều 147. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty”
Như vậy, cả trọng tài và Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết về các vấn đề về nội bộ công ty liên quan đến việc thành lập , hoạt động, giải thể công ty. Tuy nhiên, việc giải quyết bằng trọng tài phải có quy định và thỏa thuận trọng tài cụ thể.
Về người đưa ra quyết định về điều lệ công ty: Khoản 2 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:
“Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.”
Như vậy, theo quy định trên thì các cổ đông sáng lập sẽ là những người đưa ra quyết định cuối cùng về các điều khoản trong Điều lệ công ty.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191.Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP