Xin hỏi, việc mua bán thuốc giữa công ty mẹ xuất bán cho công ty con cần tuân thủ những quy định gì? và hợp đồng mua bán giữa hai công ty có phải là hợp đồng mua bán quốc tế? Nếu được anh cho xin một mẫu hợp đồng mua bán quốc tế.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kinh thư !!!

Người gửi: Đỗ Văn Quế

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

Tư vấn thủ tục mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp ?

Tư vấn thủ tục mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thương mại số 36/2005/QH11

Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11

2. Nội dung phân tích:

Tình huống của bạn về việc  Công ty mẹ xuất bán thuốc cho Công ty con đặt ra 3 câu hỏi:

 – Việc mua bán thuốc giữa công ty Mẹ và công ty Con cần tuân thủ những quy định gì?

 – Hợp đồng mua bán giữa hai công ty có phải là hợp đồng mua bán quốc tế không?

 – Mẫu hợp đồng mua bán quốc tế?

1. Việc mua bán thuốc giữa công ty mẹ xuất bán cho công ty con cần phải tuân thủ những quy định tại Điều 147, Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2005.

 Theo đó công ty mẹ có một số quyền và trách nhiệm đối với công ty con như sau:

“Điều 147. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.”

Bên cạnh việc quy định quyền và trách nhệm công ty mẹ đối với công ty con Luật cũng đã quy định cụ thể về việc báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con  tại Điều 148:

“Điều 148. Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con

1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

a) Báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty theo quy định của pháp luật về kế toán;

b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của nhóm công ty;

c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của nhóm công ty.

2. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của các công ty con.

3. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty.

4. Trường hợp không biết hoặc không nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo thì người quản lý công ty mẹ sử dụng các báo cáo đó để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty.

5. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của nhóm công ty. Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm các thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.

6. Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ, của các công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của cả nhóm công ty phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của các báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải có ở các chi nhánh của công ty mẹ trên lãnh thổ Việt Nam.

7. Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập và đệ trình báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.”

2. Hợp đồng mua bán giữa hai công ty có phải là hợp đồng mua bán quốc tế

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 quy định:  

“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Sau khi liệt kê như vậỵ, tại Điều 28, Điều 29 Luật Thương mại năm 2005 đã xác định rõ thế nào là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu:

“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa.”

Như vậy trong trường hợp này, công ty Mẹ ở Việt Nam xuất bán thuốc cho công ty Con bên Lào có thể coi là hoạt động xuất khẩu (đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam) cho nên việc thỏa thuận bằng văn bản về việc mua bán thuốc giữa hai công ty này cũng có thể được coi là một Hợp đồng mua bán quốc tế.

3. Mẫu hợp đồng mua bán quốc tế.

Khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có một số vấn đề bạn cần lưu ý như về:

1. Xác định chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3. Chọn luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

​Để biết cụ thể, chi tiết về vấn đề này hơn, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại:Kỹ năng soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Dưới đây  bạn có thể tham khảo các kiến thức liên quan về: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group 

————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;