Trước khi làm đơn xin chuyển sang bộ phận thành phẩm, chị A có ” không hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm thất thoát tài sản Cty khoảng 30 triệu. Sau khi chuyển sang bộ phận mới Cty mới phát hiện ra (từ việc khách hàng khiếu nại). Trong khoảng thời gian làm việc ở vị trí mới, chị A lại vi phạm nội qui cty. Hỏi trường hợp này , chúng tôi có thể xử lý Chị A như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người thư:  Hong Dung Nguyen Thi

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:  1900.0191

Tư vấn về mức lương áp dụng khi chuyển vị trí công việc

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Lao động năm 2012

Nội dung phân tích:

Điều 31 Bộ luật Lao động quy định:

“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định việc người lao động tự ý xin chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động mà chỉ quy định việc người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động sang làm công việc khác trong một số trường hợp. Trong trường hợp này nếu mức lương của nhân viên tổ thành phẩm thấp hơn mức lương của nhân viên quản lý đơn hành thì bạn có quyền áp dụng mức lương thấp hơn mức lương hiện tại cho chị A.

Trong quá trình làm việc tại vị trí nhân viên quản lý đơn hàng đến vị trí nhân viên tổ thành phẩm chị A có: không hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm thất thoát tài sản của công ty khoảng 30 triệu và tiếp tục vi phạm nội quy. Điểm d khoản 4 điều 125 Bộ luật Lao động quy định:

“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, trong thời gian chị A mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì bạn không được xử lý kỷ luật đối với chị A. Tuy nhiên để giữ nghiêm kỷ luật công ty, bạn có thể áp dụng khoản 2 điều 124 Bộ luật Lao động để kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thêm 60 ngày.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;

5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;