Qua tìm hiểu quy chế của ngân hàng và thoả ước lao động tập thể, em thấy mình có thể xin tạm hoãn HĐLĐ để đi học, sau 2 năm cam kết quay trở lại công tác. Tuy nhiên hiện nay cơ quan vẫn chưa đồng ý cho em tạm hoãn HĐLĐ vì lý do: thời gian em cam kết quay lại công tác (02/2018) vượt quá thời hạn của hợp đồng lao động mà e đã ký (01/12/2017) nên cơ quan chưa đồng ý cho e được tạm hoãn hđlđ.

Vậy kính mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho em, trường hợp này của em có thể xin tạm hoãn hđlđ được không? Và có thể tạm hoãn được tối đa đến bao giờ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư! 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi:   1900.0191

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2012;

2. Nội dung tư vấn:

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là việc dừng thực hiện lao động trong thời gian hợp đồng lao động vẫn còn và khi hết thời hạn tạm hoãn, người lao động quay trở lại làm việc. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”

Như vây, khi thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên, dù người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động vẫn được tạm hoãn thực hiện hợp đồng và được nhận trở lại làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2012. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động dù cho lý do không phải vì sự kiện bất khả kháng. Nghĩa là một trong hai bên có thể đề xuất việc tạm hoãn trước. Và khi bên còn lại chấp thuận thì có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

Thực tế cho thấy, phần lớn các trường hợp đề xuất xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng đều từ phía người lao động. Và trường hợp này phải phụ thuộc vào việc người sử dụng lao động có đồng ý hay không. Nếu người lao động không đồng ý thì người lao động không thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng, vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. 

Quý khách xin công ty cho tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với lý do đi du học theo học bổng cá nhân. Trường hợp này không thuộc một trong 04 trường hợp bất khả kháng mà Luật định nên quý khách phải được sự đồng ý của ngân hàng thì mới tạm hoãn thực hiện hợp đồng được. Và ngân hàng phải xét việc yêu cầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng của quý khách có gây ra thiệt hại hoặc bất lợi cho công ty không để quyết định cho tạm hoãn. Và rõ ràng, thời gian tạm hoãn mà quý khách nêu không phù hợp với việc ngân hàng phải có trách nhiệm với quý khách. Do thời hạn trong hợp đồng là đến hết tháng 12/2017 là ngân hàng có thể chấm dứt hoặc ký tiếp hợp đồng với quý khách. Trong khi quý khách lại yêu cầu tạm hoãn đến tháng 2/2018. Khoảng thời gian yêu cầu tạm hoãn của quý khách không phù hợp với thời hạn hợp đồng và ngân hàng cũng không buộc phải đồng ý cho quý khách tạm hoãn thực hiện hợp đồng nếu xét thấy cho quý khách tạm hoãn thực hiện hợp đồng sẽ khiến một số hoạt động của ngân hàng hoặc công việc quý khách đang thực hiện gặp khó khăn…

Như vậy, trường hợp của quý khách có thể được tạm hoãn thực hiện hợp đồng nếu ngân hàng đồng ý. Thời hạn tạm hoãn không có hạn định, do hai bên thỏa thuận.

“Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Tư vấn về tạm hoãn hợp đông lao động để đi học ở nước ngoài ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group