1. Hiểu thế nào là tư vấn viên pháp luật?

Khi nhu cầu về chuyên môn pháp lý ngày một tăng cao, nhiều tổ chức tìm đến các chuyên viên tư vấn pháp lý độc lập để nhận được sự giúp đỡ. Những chuyên viên pháp lý này sẽ thực hiện cung cấp một loại dịch vụ pháp lý nhất định theo yêu cầu của tổ chức, của cá nhân tìm đến họ. Những chuyên viên pháp lý như vậy còn được gọi là tư vấn viên pháp luật – một trong những người thực hiện tư vấn pháp luật. 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những người thực hiện tư vấn pháp luật sẽ bao gồm Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; Cộng tác viên tư vấn pháp luật và tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật trong thời đại ngày nay có một vai trò vô cùng quan trọng trong phòng tránh, giảm thiểu rủi ro các vấn dề liên quan đến pháp lý, đảm bảo sự an toàn về mặt pháp luật cho người dân. Họ có nhiệm vụ chính là tư vấn pháp luật, tức là giải dáp pháp luật, hướng dẫn cho khách hàng của mình thực hiện theo đúng pháp luật nhằm giúp khách hàng đảm bảo được quyền và lợi ích của họ trong những trường hợp nhất định.

Có thể khái quát đặc điểm tư vấn pháp luật của một tư vấn viên pháp luật như sau: 

Thứ nhất đây là một loại dịch vụ pháp lý với mục đích thu lợi nhuận. Khi có nhu cầu muốn giải đáp vấn đề pháp lý, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến luật pháp, người dân luôn tìm đến sự trợ giúp của các Luật sư của LVN Group hay tư vấn viên pháp luật tại các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng Luật sư của LVN Group…

Thứ hai, người tư vấn pháp luật luôn là người có am hiểu nhất định về kiến thức pháp luật và đạt một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất đinh, họ có những kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu về giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở pháp lý 

Thứ ba, tư vấn pháp luật là nghề lấy pháp luật để giải quyết vấn đề pháp lý mà khách hàng yêu cầu. Đòi hỏi bản thân của tư vấn viên pháp luật phảo dựa trên pháp luật và tuân thủ pháp luật, quy chế, trách nhiệm với nghề nghiệp

Thứ tư, tư vấn pháp luật là một nghề lao động trí óc có tính độc lập phải chịu trách nhiệm cá nhân khá cao 

Thứ năm , tư vấn pháp luật là tìm được giải pháp hợp lý và phù hợp pháp luật để giải quyết.

Và cuối cùng hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đòi hỏi sử dụng kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, chuẩn xác. Người tư vấn phải có sự mẫn cán với nghề và khả năng phán đoán sự việc.

 

2. Làm thế nào để trở thành một tư vấn viên pháp luật? 

Để trở thành một tư vấn viên pháp luật thì chúng ta cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích

– Có bằng cử nhân luật

– Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên 

Và có một điều cần hết sức lưu ý rằng, tư vấn viên pháp luật sẽ chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể được đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải đảm bảo công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật. Tư vấn viên pháp luật sẽ được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật. Khi đó, tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi cả nước. 

Mặt khác, những công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

 

3. Thủ tục xin cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật

Khi đạt đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, để có thể được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, bạn cần phải thực hiện một thủ tục xin cấp thẻ với bộ hồ sơ như sau:

– Giấy đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật 

– Bản sao Bằng cử nhân Luật

– Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp thẻ, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến Sở tư pháp theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến sở tư pháp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở tư pháp nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động sẽ có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện. Nếu bị từ chối, sở sẽ có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp thẻ gửi đến bạn. 

 

4. Khi nào thì bị thu hồi Thẻ tư vấn pháp luật

Thẻ tư vấn pháp luật sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

+ Người đã được cấp thẻ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành một tư vấn viên pháp luật (nêu ở mục 2 của bài viết)

+ Người đã được cấp thẻ được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

+ Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm sau đây: Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật; lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lơi; lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Tròng thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ khi phát hiện người được cấp thẻ không còn đủ tiêu chuẩn của một tư vấn viên pháp luật như đã nêu ở trên, Trung tâm tư vấn pháp luật nơi người đó làm việc phải có văn bản đề nghị Sở tư pháp nơi cấp thẻ tư vấn viên pháp luật tiến hành thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Giám đốc Sở tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật.

Quyết định thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật được gửi cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi Nhánh, tổ chức chủ quản, Bộ tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước về lao độngl thuế.

 

5. Trường hợp được cấp lại thẻ tư vấn viên pháp luật

Trong trường hợp Thẻ tư vấn viên pháp luật bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, thì tư vấn viên pháp luật lúc này phải nộp cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh nơi mình làm việc một bộ hồ sơ xin đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật. Thành phần hồ sơ bao gồm: 

+ Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, trong đó có xác nhận của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh về tình trạng của Thẻ tư vấn viên pháp luật

+ Hai ảnh chân dung cỡ 2cmx3cm

+ Thẻ tư vấn viên pháp luật cũ (trong trường hợp Thẻ bị hư hỏng)

Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho Sở tư pháp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở tư pháp có trách nhiệm cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người có yêu cầu cấp. 

 

6. Quyền và nghĩa vụ của tư vấn viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật là người thực hiện tư vấn pháp luật có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc

– Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

– Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật

– Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện

– Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định liên quan và các quy định khác có liên quan của pháp luật về Luật sư của LVN Group, trợ giúp pháp lý

– Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về Tư vấn viên pháp luật là gì? do Công ty Luật LVN Group gửi đến quý khách mang tính tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.  Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!