Tôi có vấn đề cần Luật sư giả đáp như sau: Trường hợp giám đốc công ty và giám đốc chi nhánh là một người thì khi chi nhánh ký hợp đồng mua bán hàng hóa thì chi nhánh có cần sự ủy quyền của công ty không? và ủy quyền như thế nào ? Người ủy quyền và người nhận ủy quyền cùng một người có được không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.
Kính thư
Người gửi: Nguyen Phu Mai
>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191
Tư vấn thủ tục ủy quyền trong công ty – Ảnh minh họa
Trả lời:
Kính gửi Quý khách hàng!, Với câu hỏi mà bạn đưa ra Công ty Luật LVN Group xin được giải đáp như sau:
Về cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự 2005
– Luật Doanh nghiệp 2005.
Trên thực tế, các chi nhánh của công ty đều có người đứng đầu chi nhánh hay còn gọi là giám đốc chi nhánh.
Theo Điều 100 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân.”
Ngoài ra theo khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định rằng: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.”
Như vậy,theo qui định tại Luật Doanh nghiệp, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có vốn riêng, không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, về mặt kinh doanh, chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Điều này có thể hiểu là Giám đốc công ty có thể ủy quyền cho giám đốc chi nhánh trực tiếp ký hợp đồng kinh doanh với khách hàng và thực hiện nội dung hợp đồng.
Do đó, khi chi nhánh muốn ký kết hợp đồng thì phải được sự ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của công ty. Và người đứng đầu đại diện chi nhánh sẽ thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của công ty. Nếu giám đốc chi nhánh ký kết hợp đồng mà chưa có sự ủy quyền hay chấp thuận của người đại diện theo pháp luật của công ty thì hợp đồng đó sẽ được coi là vô hiệu.
Quay trở lại trường hợp của bạn, TGĐ Công ty kiêm GĐ chi nhánh, thì khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa:
+ Trong trường hợp ký hợp đồng nhân danh chi nhánh khi hợp tác kinh tế (tức là chi nhánh là 1 bên trong hợp đồng) thì chi nhánh vẫn có quyền được ký kết mà không cần sự ủy quyền từ phía TGĐ công ty. Đây hoàn toàn là phạm vi thuộc thẩm quyền hoạt động của chi nhánh.
+ Trong trường hợp ký hợp đồng của công ty kinh doanh với khách hàng thì chi nhánh chỉ được phép ký kết hợp đồng khi có sự ủy quyền hợp pháp của TGĐ Công ty. Nói cách khác là TGĐ Công ty sẽ ủy quyền cho chi nhánh, và GĐ chi nhánh (hay TGĐ Công ty) sẽ thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của TGĐ Công ty.
Trên đây là những giải đáp từ phía Công ty Luật LVN Group cho thắc mắc của Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng còn điểm nào chưa rõ thì có thể liên hệ trực tiếp đến Ban Tư Vấn Pháp Luật, để Công ty chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ Quý khách hàng.
Trân Trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT
—————————————
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn thành lập tập đoàn kinh tế;
2. Tư vấn thành lập công ty chứng khoán;
3. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp;
4. Tư vấn thành lập Công ty cổ phần tại Hà Nội;
5. Tư vấn thành lập doanh nghiệp dược phẩm, y tế;
6. Tư vấn thành lập Công ty kinh doanh bất động sản;