1. Tự thay đổi màu sơn xe máy có bị xử phạt không ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
Đối chiếu với quy định trên, thì việc cá nhân hay tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy hay các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thực hiện thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đồng thời, hành vi trên sẽ phải chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung là buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe – theo quy định tại khoản 15 điều 30 Nghị định này
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; lắp đúng loại kính an toàn theo quy định;
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. CSGT có được xử phạt do thay đổi thiết kế xe?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1, khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Khoản 5 và khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ Điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người Điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng) hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe.”
Theo bạn cung cấp thông tin, bạn lắp thêm bình nước tưới lốp (bình nước mui) giúp xe hạn chế nóng phanh khi xuống đèo dốc và hạn chế hao mòn lốp, hệ thống nước này không liên quan gì đến hệ thống phanh hay máy móc. Do đó, không bị coi là hành vi vi phạm do tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế của nhà cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó)”
Điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;
Như vậy, hành vi không lắp đèn chiếu sáng và hành vi lắp thêm đèn chiếu sáng là hai hành vi khác nhau và bị xử phạt khác nhau, không thể đồng nhất là một hành vi. Lỗi không lắp đèn chiếu sáng là hành vi theo kết cấu xe phải có đủ đèn chiếu sáng nhưng bạn lại không lắp hoặc lắp không đủ đèn và sẽ bị xử phạt về hành vi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ – CP. Tuy nhiên, lỗi lắp đặt thêm đèn chiếu sáng là hành vi tự ý lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe và khác với lỗi không có đủ đèn chiếu sáng. Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
Khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định:
“Xử phạt người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi Điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.”
Hành vi không mui phủ bạt là hành vi không lắp mui phủ bạt theo quy định về kết cấu xe, do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt hành vi tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo. Hành vi có mui không phủ bạt là hành vi xe bạn đã lắp mui phủ bạt nhưng bạn lại không phủ bạt theo quy định, do đó, bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ – CP. Tuy nhiên, nếu kết cấu xe của bạn không có mui, bạt nhưng nếu bạn chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi thì bạn vẫn phải có mui, bạt che đậy, nếu bạn không có thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số:1900.0191để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Chỉ xuất trình bản giấy tờ xe cho CSGT được không ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Thứ nhất, về giấy tờ xe, khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:
“Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Mặt khác, Điều 478 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê như sau:
“1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê”.
Như vậy, khi bạn cho thuê xe, bạn có trách nhiệm bảo đảm quyền sử dụng của người thuê xe đối với tài sản thuê là chiếc xe. Trong đó có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ xe cho bên thuê để họ có thể tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, về vấn đề giao bản sao có chứng thực giấy tờ xe và hợp đồng thuê xe cho bên thuê để họ xuất trình khi có yêu cầu của Cảnh sát giao thông,
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì:
“2.Bản sao được chứng thực từ bản chính “có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Với quy định này, có thể hiểu rằng bản sao được chứng thực chỉ có giá trị thay thế bản chính trong các giao dịch dân sự thông thường. Trong quan hệ pháp luật hành chính như việc kiểm tra giấy tờ xe đối với người tham gia giao thông của Cảnh sát giao thông thì bản sao được chứng thực không đương nhiên dùng để thay thế bản chính; chưa kể trường hợp trong xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền còn được phép giữ giấy tờ (giấy tờ xe) của người vi phạm.
Như vậy, bản sao có chứng thực của các loại giấy tờ này không có giá trị thay thế bản chính trong trường hợp này và nếu người bị kiểm tra không xuất trình được bản chính, có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nếu vi phạm, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều này
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả tơ móoc và sơ mi rơ móoc);
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ móoc và sơ mi rơ móoc)”.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp pháp luật cho người điều khiển ô tô được phép sử dụng bản sao chứng thực giấy phép đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực. Đó là trường hợp, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy phép đăng ký xe để bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong thế chấp phương tiện, chủ xe có thể sử dụng hai loại giấy tờ trên để thay thế cho bản gốc khi tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi thực tế là hầu hết những khách hàng mua xe ô tô trả góp đều phải thế chấp giấy đăng ký gốc để được ngân hàng giải ngân. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ cấp giấy đăng ký xe bản sao có xác nhận để người cho vay tham gia giao thông.
4. Nộp phạt vi phạm GT không được đưa biên lai ?
>>Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :
Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau :
” 1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”
Như vậy, bạn đã chọn hình thức đóng tiền tại chỗ nên bạn đối chiếu số tiền này để biết có được lập biên bản hay không. Nếu họ làm trái quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về nộp tiền phạt vi phạm giao thông tại chỗ ?
5, Cá nhân không mang giấy tờ xe có bi giữ phương tiện không?
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định.
Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group