1.Về xác định tuổi của người bị hại

Quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015 về việc xác định độ tuổi của người bị hại cũng như đối với người phạm tội theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo…

Quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015 về việc xác định độ tuổi của người bị hại cũng như đối với người phạm tội theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo. Với quy định này, nhiều ý kiến cho rằng, hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2011 đối với người bị hại là hợp lý hơn, bảo đảm nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

“Trước đây, việc xác định tuổi của người bị hại cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, khi xác định tuổi của người bị hại thì phải căn cứ vào nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, ngược lại, có ý kiến cho rằng, nếu theo hướng có lợi cho người phạm tội thì lại không có lợi cho người bị hại, trong khi đó, BLTTHS cũ lại không có điều luật nào quy định về cách xác định độ tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi.”

>> Xem thêm: Phạt nguội là gì ? Tìm hiểu quy định hiện hành về phạt nguội

Xác định tuổi của người bị hại nói chung và xác định tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu người bị hại dưới 18 tuổi thì hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người dưới 18 tuổi.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau nên liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn cách xác định độ tuổi đối với bị can, bị cáo và người bị hại là người chưa thành niên (viết tắt là TTLT số 01/2011). Theo đó, việc xác định độ tuổi của người bị hại theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo cụ thể như sau:

– Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh;

– Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh;

– Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;

– Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh.

– Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.

Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung Điều 417 quy định về cách xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:

Để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng mọi biện pháp để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của họ, căn cứ vào các tài liệu hợp pháp như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, các giấy tờ, tài liệu khác… Các tài liệu đó phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã áp dụng mọi biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của người bị buộc tội, người bị hại được xác định trong 5 trường hợp như sau:

– Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

– Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

>> Xem thêm: Cướp là gì ? Khái niệm về cướp được hiểu như thế nào ?

– Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

– Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

– Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Như vậy, Điều 417 BLTTHS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung căn bản so với Thông tư liên tịch số 01 về cách xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, đặc biệt đối với người bị hại là người dưới 18 tuổi.

Quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015 về việc xác định độ tuổi của người bị hại cũng như đối với người phạm tội theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo. Với quy định này, nhiều ý kiến cho rằng, hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2011 đối với người bị hại là hợp lý hơn, bảo đảm nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018 trở đi, TTLT số 01/2011 không còn hiệu lực.

Vấn đề đặt ra là, trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, mà sau ngày này mới phát hiện điều tra, truy tố, xét xử thì việc xác định tuổi của người bị hại như thế nào? Áp dụng theo TTLT số 01/2011 hay theo Điều 417 BLTTHS năm 2015? Nếu theo hướng có lợi cho người phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng TTLT số 01/2011.

Cho đến nay, chưa có hướng dẫn chính thức của cơ quan tiến hành tố tụng và TTLT số 01/2011 cũng chưa có văn bản nào tuyên bố hết hiệu lực, nếu có tuyên bố hết hiệu lực thì việc xác định tuổi của người bị hại trong khi hành vi phạm tội được thực hiện trước trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, mà sau ngày này mới phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì việc xác định tuổi của người bị hại vẫn phải theo hướng có lợi cho người phạm tội. Bởi vì, theo Nghị quyết số 41 của Quốc hội thì những quy định nào bất lợi cho người phạm tội thì chỉ áp dụng đối với hành vi được thực hiện sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018. Tuy nhiên, Điều 417 BLTTHS năm 2015 quy định không có lợi cho người phạm tội nhưng chỉ so với một văn bản dưới luật, còn BLTTHS cũ không có điều luật nào quy định tương tự như Điều 417 BLTTHS năm 2015.

Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương cần hướng dẫn để các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương áp dụng thống nhất.

>> Xem thêm: Cướp là gì ? Khái niệm về cướp được hiểu như thế nào ?

2. Hướng dẫn xác định tuổi người bị buộc tội dưới 18 tuổi

Theo đó, việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy chứng sinh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân;

– Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu.

Nếu các giấy tờ trên có mâu thuẫn thì cơ quan tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, nhà trường, đoàn thanh niên… để hỏi, lấy lời khai, hoặc tìm các tài liệu khác chứng minh về tuổi của người đó.

>>Luật sư tư vấn Luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sư, gọi: 1900.0191

Trường hợp kết quả giám định tuổi (trong trường hợp không xác định được năm sinh) chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì sẽ lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đó.

Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng.

Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/02/2019, thay thế Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011.

3. Quy định xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi

1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

>> Xem thêm: Tội xâm phạm sở hữu là gì ? Các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

4. Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

Theo khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác. Những tội phạm mà BLHS có quy định khác là những tội phạm có tuổi bắt đầu phải chịu TNHS cao hơn so với tuổi chịu TNHS tại Điều 12 BLHS năm 2015. Ví dụ, một số tội phạm sau đây đã được BLHS năm 2015 quy định tuổi bắt đầu chịu TNHS là đủ 18 tuổi trở lên: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325); Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329)…

Theo khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 BLHS năm 2015.

Theo khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 BLHS năm 2015 cũng phải chịu TNHS.

Trong quá trình xem xét, giải quyết nguồn tin về tội phạm, và quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nếu có sự nghi ngờ về việc một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đủ tuổi chịu TNHS theo các quy định của BLHS thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp cần thiết để xác định tuổi của người đó.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191

Thông thường, việc xác tuổi chịu TNHS của người bị nghi thực hiện tội phạm để giải quyết vấn đề TNHS của người đó căn cứ vào những tài liệu có ý nghĩa xác định tuổi như: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu…

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp hợp pháp cần thiết mà vẫn không xác định được chính xác tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị nghi ngờ là người chưa đủ tuổi chịu TNHS, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội để xem xét, giải quyết. Theo đó, nếu chỉ xác định được tháng, thì phải lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của người thực hiện hành vi; nếu chỉ xác định được quý, thì phải lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh của người thực hiện hành vi; nếu chỉ xác định được nửa của năm sinh thì phải lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh của người thực hiện hành vi; nếu chỉ xác định được năm sinh, thì phải lấy ngày 31/12 trong năm đó làm ngày, tháng sinh của người thực hiện hành vi.

Ví dụ: Ngày 15/8/2020, Trần Văn A thực hiện hành vi cướp xe máy trị giá 30.000.000 đồng. Quá trình điều tra, mặc dù đã áp dụng các biện pháp hợp pháp cần thiết nhưng Cơ quan điều tra chỉ xác định được A sinh vào tháng 8/2006. Trong trường hợp này phải coi A sinh ngày 31/8/2006 để kết luận A chưa đủ 14 tuổi, nghĩa là chưa đủ tuổi chịu TNHS. Do vậy, không thể truy cứu TNHS đối với A về Tội cướp tài sản.

>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trường hợp có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu xác định tuổi chịu TNHS của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc không xác định được năm sinh của người bị nghi ngờ là chưa đủ tuổi chịu TNHS thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành giám định để xác định tuổi. Trên cơ sở kết quả giám định tuổi, các cơ quan tiến hành tố tụng phải lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi tại kết luận giám định để xác định tuổi của họ.

Ví dụ: Hoàng Văn B thực hiện hành vi cướp tài sản, Cơ quan điều tra đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng không xác định được ngày, tháng, năm sinh của B nên đã đưa B đi giám định tuổi. Kết quả giám định xác định vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, B có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 9 tháng đến 14 tuổi 5 tháng. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra phải xác định vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, B mới 13 tuổi 9 tháng (chưa đến tuổi chịu TNHS). Do vậy, không được truy cứu TNHS đối với Hoàng Văn B.

5. Xác định tuổi của người phạm tội khi xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015 có một số quy định về độ tuổi nhất định của người phạm tội được coi là một trong những tình tiết để xem xét áp dụng các quy định của BLHS về miễn TNHS, giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt hoặc không áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất. Cụ thể: Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn TNHS và áp dụng một trong những biện pháp giám sát, giáo dục ngoài những trường hợp miễn TNHS được áp dụng chung (khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015); người dưới 18 tuổi phạm tội có thể không phải chịu hình phạt (được miễn hình phạt) và bị áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 96 BLHS năm 2015; người dưới 18 tuổi phạm tội không bị áp dụng hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình (các điều 39, 40, khoản 5 Điều 91 BLHS năm 2015); mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định (Điều 99 BLHS năm 2015); ngoài những điều kiện chung, hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý; hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và vô ý. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó (Điều 100 BLHS năm 2015); đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (Điều 101 BLHS năm 2015); việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội sẽ được tổng hợp ở mức thấp hơn so với việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người đủ 18 tuổi trở lên phạm nhiều tội (Điều 103 BLHS năm 2015); điều kiện giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có lợi hơn so với điều kiện giảm mức hình phạt đã tuyên áp dụng đối với người phạm tội đủ 18 tuổi trở lên (Điều 105 BLHS năm 2015); điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù và điều kiện không bị coi là có án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án có lợi hơn so với người đủ 18 tuổi (Điều 107 BLHS năm 2015); người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên là một tình tiết giảm nhẹ TNHS (điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015); người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử thì không bị áp dụng hình phạt tử hình (Điều 40 BLHS năm 2015)…

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191

Cùng với việc xác định tuổi chịu TNHS, trong những trường hợp mà BLHS năm 2015 có quy định về độ tuổi nhất định của người phạm tội là tình tiết để xem xét áp dụng các quy định về miễn TNHS, giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt hoặc không áp dụng những hình phạt nghiêm khắc (chung thân, tử hình…), thì việc xác định tuổi của người phạm tội phù hợp với quy định về tuổi được ghi nhận trong luật là điều kiện cần thiết để áp dụng những quy định có lợi cho họ.

Đối với các trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng không xác định được chính xác tuổi của người phạm tội bị nghi ngờ là người dưới 18 tuổi thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào nguyên tắc suy đoán vô tội (và cũng phù hợp với quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015) để xác định tuổi. Cụ thể, nếu chỉ xác định được tháng sinh thì phải lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của người phạm tội; nếu chỉ xác định được quý thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh của người phạm tội; nếu chỉ xác định được nửa của năm sinh thì phải lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của nửa năm đó làm ngày, tháng sinh của người phạm tội; nếu chỉ xác định được năm sinh thì phải lấy ngày 31/12 trong năm đó làm ngày, tháng sinh của người phạm tội.

Trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu xác định tuổi của người phạm tội hoặc không xác định được năm sinh của người phạm tội nhưng nghi ngờ người phạm tội có thể là người dưới 18 tuổi thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành giám định tuổi. Trên cơ sở kết quả giám định tuổi, các cơ quan tiến hành tố tụng phải lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được trong kết luận giám định để xác định tuổi của họ.

>> Xem thêm: Tai nạn giao thông là gì ? Quy định chung về tai nạn giao thông

Đối với các trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người phạm tội bị nghi ngờ là người đủ 70 tuổi trở lên (là điều kiện áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS) hoặc đủ 75 tuổi trở lên (là điều kiện để không áp dụng hình phạt tử hình), thì việc xác định tuổi của người phạm tội phải theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội. Theo đó, nếu chỉ xác định được tháng sinh thì phải lấy ngày 01 của tháng đó làm ngày sinh của người phạm tội; nếu chỉ xác định được quý, thì phải lấy ngày 01 của tháng đầu tiên trong quý đó làm ngày, tháng sinh của người phạm tội; nếu chỉ xác định được nửa của năm thì phải lấy ngày 01 của tháng đầu tiên trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh của người phạm tội; nếu chỉ xác định được năm sinh thì phải lấy ngày 01/01 trong năm đó làm ngày, tháng sinh của người phạm tội.

Ví dụ: Ngày 13/6/2020, Nguyễn Văn B thực hiện hành vi hủy hoại tài sản của người khác theo khoản 3 Điều 178 BLHS năm 2015. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng các biện pháp hợp pháp cần thiết nhưng chỉ xác định được B sinh vào năm 1950 mà không xác định được B sinh ngày, tháng nào của năm 1950. Trong trường hợp này, phải coi B sinh ngày 01/01/1950 để kết luận B đã trên 70 tuổi. Do vậy, cần phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” được quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.

Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu để xác định tuổi của người phạm tội hoặc không xác định được năm sinh của người phạm tội bị nghi ngờ là người đủ 70 tuổi trở lên hoặc đủ 75 tuổi trở lên, thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành giám định để xác định tuổi. Trên cơ sở kết quả giám định tuổi, các cơ quan tiến hành tố tụng phải lấy tuổi cao nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được trong kết luận giám định để xác định tuổi của họ.

Ví dụ: Lê Ngọc C phạm tội giết người thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, tập trung nhiều tình tiết định khung hình phạt tăng nặng tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015, có mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng là tử hình. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp hợp pháp cần thiết nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được ngày, tháng, năm sinh của C nhưng nghi ngờ C có thể trên 75 tuổi nên đã đưa C đi giám định tuổi. Kết quả giám định xác định C có độ tuổi trong khoảng từ 74 tuổi 9 tháng đến 75 tuổi 5 tháng. Trong trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định tuổi của C là 75 tuổi 5 tháng (trên 75 tuổi) để không áp dụng hình phạt tử hình đối với C.

Trên đây là những ý kiến, quan điểm của cá nhân. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật LVN Group