1. Khái quát chung

STT Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giói

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

1
Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giói
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phỉ thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đả quỷ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a. Đã bị xử phạt vỉ phạm hành chỉnh về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b. Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a. Có tổ chức;
b. Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c. Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e. Phạm tội 02 lần trở lên;
g. Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trưòng hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ ó5 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điêu này, thì bị phạt như sau:
a. Thực hiện hành vỉ quy định tại khoản 1 Điểu này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quỷ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quỷ, đả quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong cảc điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thỉ bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 thảng đến 03 năm;
d. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kỉnh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cẩm thuộc một trong các trường họp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cẩm kỉnh doanh, câm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuổc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nỏ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cẩm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giả từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chỉnh từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vì phạm hành chính về một trong các hành vi qưy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thi bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cẩm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lả điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đen dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cẩm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
ì) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chỉnh từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Vận chuyên qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cẩm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuổc lả điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cẩm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lim hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn cỏ thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đông, câm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 thảng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viên;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cẩm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động von từ 01 năm đến 03 năm.
2 Điều 189 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Vận chuyển tiền qua biên giới bất hợp pháp bị kết án bao nhiêu năm tù?

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191

2. Phân tích, bình luận

2.1 Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi vận chuyển trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.
Hành vi này bị coi là phạm tội khi hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191,192, 193, 194, 195, 196 và 200 BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
Vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các mặt hàng kể trên là hành vi đưa hàng hoá qua biên giới quốc gia hoặc đưa hàng hoá từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại nhưng đã trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hay cơ quan quản lý cửa khẩu, không có giấy tờ hoặc có nhưng là giả mạo, không khai báo hoặc khai báo gian dối… Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại có thể bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không…
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi đưa các mặt hàng kể trên một cách trái phép qua biên giới Việt Nam hoặc đưa trái phép từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

2.1.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;
– Vật phạm pháp trị giả từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họfp phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 300 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia: Đây là trường hợp phạm tội mà đối tượng được vận chuyển trái phép qua biên giới là tài sản đặc biệt – “hiện vật được lưu trưyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học ” (Điều 4 Luật di sản văn hóa);
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà chủ thể đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi phạm tội;
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.{367)
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.<368)
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định hình phạt khung bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóạ trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 189 hoặc tại một trong các điều 188,190, 191,192,193, 194, 195,196 và 200 củaBLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật (các điểm a, b, c, e và g), thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật, thì bị phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường họp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2.2 Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối tượng của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là hàng cấm như ở tội buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).

2.2.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm

Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Điều luật quy định hai loại hành vi:
+ Hành vi tàng trữ hàng cấm: Đây là hành vi cất giữ trái phép hàng cấm trong người, trong nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian bao lâu.
+ Hành vỉ vận chuyển hàng cẩm: Đây là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hành vi vận chuyển hàng cấm có thể được thực hiện bàng bất kỳ hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ…
Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường họp sau:
+ Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;
+ Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;
+ Pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên;
+ Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đòng trở lên;
+ Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 ưiệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tồ chức: Đây là trường họp đồng phạm tàng trữ, vận chuyển hàng cấm mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường họp phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm mà chủ thể đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi phạm tội;
– Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (từ 05 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cẩm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, Cấm sử dụng có sổ lượng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới ỉ20 kilôgam: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là pháo nổ có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giả từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp không thuộc các hàng hóa nói trên nhưng Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng hoặc trường hợp người phạm tội thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng hoặc trường hợp người phạm tội thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới mức 700 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khụng hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điêu nhập lậu;
– Tái phạm nguy hiểm’. Đây là trường hợp phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên
– Thuổc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên:
– Pháo nổ 120 kilôgam trởlên’,
– Hàng hỏa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cẩm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chỉnh 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp không thuộc các hàng hóa nói trên nhưng Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên hoặc người phạm tội thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;
– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên: Đây là trường hựp phạm tội mà vật phạm pháp là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc người phạm tội thu lợi bất chính từ 700 triệu đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề họặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật (các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và 1) thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 hiệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group