>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Công đoàn 2012
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
2. Luật sư tư vấn:
Công văn số 1967/BHYT-BH của Bộ Y Tế có quy định các trường hợp mang thai trứng hoặc có thai ngoài tử cung là các trường hợp bệnh lý. Như vậy trường hợp của chị là mang thai ngoài tử cung nên chị có đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.
Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại điều 26 Luật này:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Nếu như trong 1 năm, người lao động có thời gian nghỉ ốm đau thì thời gian đó sẽ bao gồm cả những ngày nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu người lao động xin nghỉ phép hưởng chế độ ốm đau thì người lao động sẽ chỉ được hưởng một trong hai chế độ là tiền lương nghỉ phép do đơn vị chi trả hoặc là tiền BHXH do BHXH chi trả. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì người lao động khi nghỉ hưởng chế độ BHXH thì công ty không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động.Như vậy, trong trường hợp bạn đã nhận tiền do BHXH chi trả thì nhà trường sẽ không phải trả lương chi bạn. Nếu bạn đã làm đủ 12 tháng cho nhà trường thì được áp dụng nghỉ phép 12 ngày/năm. Nhà trường sẽ phải trả lương cho bạn trong 12 ngày đó.
Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn với người lao động như sau: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệpđể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, vợ và chồng chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với nhau trừ các quyền, nghĩa vụ với con chung; quyền, nghĩa vụ về tài sản có liên quan. Vì bạn đã ly hôn được 1 năm, bạn đang mang thai con riêng của mình, do đó, chồng trước của bạn không có nghĩa vụ phải giải trình với công đoàn về việc bạn mang thai. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú, nếu công đoàn và nhà trường kỷ luật bạn về việc bạn mang thai mà chưa kết hôn thì cũng là trái pháp luật.
3. Bài viết tham khảo thêm:
>> Tôi không có chồng nhưng vẫn muốn có con như vậy có phạm pháp không?
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group