1. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định

như thế nào?

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 204. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào có ưách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hoá đơn chịu trách nhiệm thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2. Bình luận tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá don, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong quản lý, bảo quản hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, có thể là:
+ Người mua, bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ;
+ Người có trách nhiệm của tổ chức mua, bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ;
+ Người có trách nhiệm của tổ chức đặt in hoặc nhận in hoá đơn.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Đó có thể là:
+ Lưu trữ, bảo quản hoá đơn không đúng quy định;
+ Không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn;
+ Làm hư hỏng, mất hoá đơn;
+ Thực hiện huỷ hoá đơn không theo đúng quy định của pháp luật;
+ Xử lý việc mất, cháy, hỏng hoá đơn không theo đúng quy định của pháp luật.

2.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Điều luật quy định hậu quả của tội phạm là thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc cho người khác từ 100 triệu đồng trở lên.

2.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là cố ý đối với hành vi vi phạm.

2.5 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 100 hiệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.
– Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc cho người khác từ 500 triệu đồng trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Tội lập quỹ trái phép được quy định như thế nào?

Tội lập quỹ trái phép được quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể :

Điều 205. Tội lập quỹ trái phép
1. Người nào lợi dụng chức vụ, qưyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thỉ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ỉ00.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;
b) Đế thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
c) Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hoá đơn chịu trách nhiệm thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

4. Bình luận tội lập quỹ trái phép

Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.

4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ sở hoạt động kinh tế hoặc trong các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội.

4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép.
Quỹ trái phép được hiểu là quỹ tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ) hoặc quỹ các loại hàng hoá khác được lập mà không có sự báo cáo và do đó không chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng hoặc cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
Việc lập quỹ trái phép bị coi là tội phạm khi chủ thể đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50 triệu đồng trở lên hoặc chưa gây thiệt hại nhưng người lập quỹ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm (như tiếp tục phát triển quỹ hoặc không giải tán quỹ trái phép).

4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lồi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi lập quỹ.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát. Đây là trường hợp chủ thể đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối ở mức độ tinh vi làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó.
– Để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác’. Đây là trường hợp phạm tội mà việc lập quỹ trái phép là điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác như lập quỹ trái phép để buôn lậu, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
– Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng: Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội đã gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 01 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

5. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thỉ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường họp cấp dưới hĩnh thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Vỉ phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tỉn dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tẻ chức tín dụng;
d) Cổ ý nâng khổng giả trị tài sản bảo đảm khỉ thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đổ ỉ với đổi tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với von tự có đoi với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cố phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trải phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khỉ chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hoá đơn chịu trách nhiệm thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

6. Bình luận tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3,4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.

6.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là người hoạt động trong các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

6.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Hành vi này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng sau:
+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
+ Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đổi tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
+ Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

6.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Điều luật quy định hậu quả của tội phạm này là thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên.

6.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi vi phạm.

6.5 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng đến dưới mức 03 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 4 của điều luật).
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội gây thiệt hại từ 03 tỷ đồng trở lên.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group