Bốn lao động này hiện tại đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty bên VN. Khi sang Nhật 4 lao động sẽ được công ty mẹ lo ăn ở và trả lương. Bên công ty VN chúng tôi không phải chi trả chi phí, lương gì cả. Vậy công ty bên VN của chúng tôi có phải tính thuế TNCN cho 4 bạn này kể từ ngày các bạn ý sang Nhật không? Bảo hiểm của các bạn ý công ty có phải đóng không? Sau 1 năm làm việc bên công ty VN muốn các bạn ý phải quay về công ty VN làm việc và cống hiến tối thiểu 3 năm có được không? Khi 4 bạn này sang Nhật làm việc, công ty bên VN phải làm những thủ tục gì khác không? ( ví dụ như cắt bảo hiểm…)
Xin cám ơn Luật sư của LVN Group.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động công ty luật LVN Group.
>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
Luật Người lao động Việt Nam đi làm viêc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
Nghị định 115/2015/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Theo như dữ liệu bạn cung cấp, côn ty của bạn hiện là công ty con của công ty mẹ bên Nhật bản. Hiện nay, tại khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định mối liên hệ các quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ và công ty con như sau:
” Điều 188. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.”
Như vậy giữa ông ty bạn và công ty mẹ hoàn toàn độc lập với nhau về các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
Hiện nay, bạn đang có dự định đưa 04 người lao dộng đang ký kết hợp đồng lao động không xác đinh thời hạn sang bên công ty mẹ để làm việc trong 01 năm. Ở đây cần phải xác đinh rằng hình thức công ty bạn đưa 04 người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ là hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề được quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
” Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
4. Hợp đồng cá nhân.”
Việc tính thuế thu nhập cá nhân của 04 người lao động trong trường hợp này sẽ được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
Tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân có quy định như sau:
” Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp 04 người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 01 năm sẽ không là đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Về vấn đề đóng Bảo hiểm xã hội, Điểm g Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định như sau:
” Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;”
Tại Khoản 2, 3 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau :
” Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
d) Hợp đồng cá nhân.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
3. Người lao động quy định tại Nghị định này thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng người lao động quy định tại các Điểm e và g Khoản 1 và các Điểm a, c và d Khoản 2 Điều này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.”
Như vậy, trường hợp 04 người lao động này sẽ vẫn phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chỉ phải thực hiện ở chế độ hưu trí và tử tuất.
Để đưa 04 người lao độn sang công ty mẹ bên Nhật Bản làm việc theo hình thức hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề được quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bạn cần phải tiến hành đăng ký theo quy định tại Điều 36,37 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
” Điều 36. Đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập
1. Hợp đồng nhận lao động thực tập phải đăng ký theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới chín mươi ngày đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian từ chín mươi ngày trở lên đăng ký tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Điều 37. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập
Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:
1. Văn bản đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập;
2. Bản sao Hợp đồng nhận lao động thực tập, có bản dịch bằng tiếng Việt;
3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động thực tập;
4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Luật Lao động – Công ty luật LVN Group