Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở một số nước phương Tây, pháp luật cho phép trước khi kết hôn, nam nữ có quyền lập khế ước (hợp đồng) hôn nhân. Các bên thỏa thuận các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng hôn nhân như tình cảm (ly hôn, ly thân), quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn.

Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam cũng như một số nước phương Đông thì lại không được công nhận bởi nó không phù hợp văn hóa và truyền thống về hôn nhân và gia đình là đề cao lòng chung thủy, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành, hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, lâu dài.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam (Luật HN&GĐ) cũng như các văn bản có liên quan, chưa có quy định nào cho phép nam, nữ lập và ký kết hợp đồng hôn nhân. Trong trường hợp có tranh chấp, những hợp đồng này không được pháp luật công nhận và cũng không bị điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ.

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Tuy nhiên, cũng không vì thế mà quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng đối với tài sản riêng có trước và trong thời kỳ hôn nhân không được pháp luật bảo hộ.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 32 Luật HN&GĐ, Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và đồ dùng, tư trang cá nhân. Cũng theo điều luật này thì vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Về quan hệ giữa cha mẹ và con, Điều 34 Luật HN&GĐ quy định “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con…”. Điều luật không phân biệt trong hay sau thời kỳ hôn nhân do vậy dù trong hay sau thời kỳ hôn nhân, cha mẹ đều có quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.

Quy định cụ thể hơn về vấn đề quyền của vợ, chồng đối với việc nuôi con sau ly hôn, theo quy định tại Điều 92 Luật HN&GĐ thì khi ly hôn vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thoả thuận được, Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Trường hợp Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng thì người kia không mất đi quyền thăm nuôi con. Cụ thể: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nói cách khác, con cái có quyền được cha, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… mà không ai có quyền tước đi của đứa trẻ quyền này (trừ trường hợp cha mẹ có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con và bị Tòa án ra quyết định hạn chế trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Về quyền thăm nom, Điều 94 Luật HN&GĐ cũng quy định rõ: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này”. Như vậy, pháp luật không có quy định nào cấm người không được giao nuôi con đón con về nhà mình chăm sóc, nuôi dưỡng trong một thời gian nhất định hoặc đưa con đi chơi, mua sắm quần áo, sách vở… cho con.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Trường hợp người được giao trực tiếp nuôi con mà hạn chế, cản trở người kia trong việc thăm nuôi con, tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và bị cơ quan có thẩm quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

Về vấn đề xin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật quy định như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH10về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: Người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú có thời hạn 1-3 năm. Người mang Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn giá trị của thẻ.” Quy định này cũng áp dụng cho cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài.

Cụ thể các trường hợp sau có thể được cấp thẻ tạm trú nếu có đề nghị:

– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

– Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề Luật sư của LVN Group tại Việt Nam theo qui định của pháp luật;

– Người nước ngoài có giấy phép lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp, VPĐD các công ty nước ngoài.

– Chuyên gia, sinh viên, học viên, đang làm việc, học tập theo các chương trình, dự án quốc gia ký kết giữa các bộ, ngành được Chính phủ phê duyệt.

– Thân nhân đi cùng gồm (cha, mẹ, vợ, chồng, con ruột (dưới 18 tuổi) của những người được cấp thẻ.

Như vậy, bạn đã có con (dưới 18 tuổi) ở Việt Nam nên căn cứ quy định trên bạn thuộc diện được xét cấp thẻ tạm trú. Bạn có thể liên hệ với phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an cấp tỉnh để được hướng dẫn cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Công ty luật LVN Group

———————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;