1.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (‘APEC’) được thành lập từ tháng 11/1989 tại Can-bê-ra (Úc), nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực, đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cũng như đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế-thương mại thế giới. APEC có 21 thành viên, bao gồm: Úc, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bru-nây, Inđô-nê-xi-a, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Niu Di-lân, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Chi-lê, Mê-hi-cô, Pa-pua Niu Ghi-nê, Việt Nam, Nga và Pê-ru. Hiện nay, APEC đang ngừng kết nạp thành viên mới để củng cố tổ chức.

. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của APEC

– Toàn diện: Thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá trên tất cả các lĩnh vực; – Phù hợp với GATT/WTO; – Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; – Không phân biệt đối xử: Không chỉ áp dụng cho các thành viên APEC mà cả với các nền kinh tế không phải là thành viên; – Minh bạch: Minh bạch hoá mọi chính sách, quy định hiện hành tại các thành viên APEC; – Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc (‘Standstill’): Chỉ giảm, không tăng mức bảo hộ; – ‘Cùng xuất phát, quá trình liên tục và thời gian biểu khác nhau’: Các nền kinh tế thành viên có các thời gian biểu khác nhau và ưu tiên về thời gian đối với nền kinh tế đang phát triển là 10 năm so với nền kinh tế phát triển; – Linh hoạt, vì trình độ phát triển kinh tế của các thành viên APEC khác nhau; – Hợp tác kĩ thuật.

Các đặc điểm cơ bản của APEC

 – APEC là diễn đàn đối thoại, không phải là diễn đàn thương lượng. Do vậy, xét về tổng thể, những cam kết trong khuôn khổ APEC không có tính ràng buộc cao như trong ASEAN và WTO; – APEC gắn chặt cam kết của mình với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO theo hướng thực hiện sâu hơn và sớm hơn trong khuôn khổ APEC; – Luôn gắn hoạt động của APEC với các sự kiện chính trị lớn trên thế giới, trên cơ sở quan hệ hữu nghị và hợp tác.

2, Việt Nam tham gia APEC

Trong APEC, Việt Nam là thành viên năng động và tích cực với việc chủ động tham gia ngày càng sâu rộng vào hầu hết các chương trình hợp tác của APEC về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế-kĩ thuật và tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Việc tham gia APEC đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Thực tế là những năm gần đây, Việt Nam thu hút khoảng 75% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và hơn 50% vốn ODA từ các nền kinh tế thành viên APEC. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường gần 3 tỉ dân này chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu hoặc mang tính chiến lược đều có nhiều đối tác nhập khẩu ở các thành viên APEC. Việt Nam cũng có nhiều đối tác quan trọng trong APEC như: Các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc… Một số thành viên APEC đang dần trở thành đối tác chiến lược trong kế hoạch phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư chặt chẽ, toàn diện hơn của Việt Nam.

3. Lĩnh vực thuế quan và rào cản phi thuế quan (NTBs)

 Việt Nam cam kết giảm thuế quan, minh bạch hoá chính sách thuế quan trong dài hạn, loại bỏ dần các NTBs gây cản trở thương mại quốc tế, phù hợp với các cam kết trong ASEAN và WTO.

Lĩnh vực hải quan Việt Nam đã cùng các thành viên triển khai

Kế hoạch hành động về thuận lợi hoá thương mại để giảm chi phí giao dịch trong khu vực APEC; cam kết hài hoà hoá các thủ tục hải quan phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt cam kết tuân thủ các quy định của WTO. Việt Nam cũng đã tham gia Sáng kiến về hải quan một cửa, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

Lĩnh vực thương mại dịch vụ

Việt Nam cam kết liên tục giảm những hạn chế để mở cửa thị trường thương mại dịch vụ, áp dụng MFN và NT nhằm tạo thuận lợi, công bằng và minh bạch cho các nhà cung ứng dịch vụ của các nền kinh tế thành viên, cũng như cơ hội cho các nhà cung ứng dịch vụ Việt Nam hướng ra thị trường toàn khối. Việt Nam đã thực hiện bảo mật dữ liệu trong giao dịch thương mại điện tử, tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC, để tạo thuận lợi cho các doanh nhân APEC được nhập cảnh vào Việt Nam vì mục đích kinh doanh, thương mại và đầu tư.

Tiêu chuẩn và hài hoà hoá

Việt Nam đã dần dần đưa danh mục các tiêu chuẩn ưu tiên hài hoà trong APEC vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn của Việt Nam, trong số đó đã có nhiều tiêu chuẩn được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã hài hoà được trên 200 tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn trong APEC (APEC-MRA) đối với các sản phẩm điện, điện tử, đồ chơi, thực phẩm…, điều này giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường ‘khó tính’ của các nền kinh tế APEC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Niu Di-lân…

Hợp tác trong thời gian tới

 Việt Nam tiếp tục hợp tác với các thành viên APEC để hướng tới thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại và đầu tư tự do và mở cửa vào năm 2020, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động sau: – Loại bỏ các rào cản tại biên giới, trong đó có việc giảm thuế quan và NTBs trong khuôn khổ Kế hoạch hành động quốc gia (viết tắt là ‘IAP’) để thúc đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực APEC; phối hợp với các nền kinh tế APEC nghiên cứu hài hoà hoá quy tắc xuất xứ để tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu; thực hiện cơ chế hải quan ‘một cửa’ để rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá và giảm chi phí cho doanh nghiệp; tiếp tục tham gia chương trình tạo thuận lợi cho đi lại của doanh nhân trong khu vực APEC; – Loại bỏ các rào cản sau biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình cải cách cơ chế quản lí nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, trong đó có việc thành lập doanh nghiệp và các thủ tục để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; – Tăng cường kết nối ‘qua biên giới’ để tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hoá giữa các thành viên, trong đó có việc loại bỏ các rào cản trong lĩnh vực hậu cần thương mại (logistics); – Tăng cường hợp tác với các thành viên APEC trong việc nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ của APEC (‘SMEWG’); – Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp thông qua Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (‘ABAC’) như là kênh trao đổi thông tin và khuyến nghị giữa chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời là đầu mối để kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp ở các thành viên APEC.87 3. Việt Nam hội nhập ASEM A. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEM Diễn đàn hợp tác Á-Âu (viết tắt là ‘ASEM’) được thành lập tháng 3/1995 tại Băng Cốc (Thái Lan) nhằm thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới; thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực… nhằm tạo ra sự tăng trưởng bền vững ở cả châu Á và châu Âu.

 Mục tiêu cơ bản

 – Thúc đẩy giao lưu, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp; – Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư;

– Tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Một số nguyên tắc hoạt động cơ bản

– Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi; – Đồng thuận; – Đối thoại; – Hợp tác đồng đều trên các lĩnh vực: tăng cường đối thoại chính trị, củng cố hợp tác kinh tế và xúc tiến hợp tác trong các lĩnh vực khác; – Tự nguyện.

4.Vì sao Việt Nam quyết định gia nhập APEC năm 1998?

APEC là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm châu Á – Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới. Việt Nam quyết định gia nhập APEC vì những lý do sau đây:

APEC là động lực hỗ trợ cho quá trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

APEC là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 79% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

Tham gia APEC góp phần tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của nước ta.

Các hội nghị do APEC tổ chức là cơ hội để nước ta thúc đẩy các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cao.

Khi gia nhập APEC, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ. Chúng ta có thể tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của APEC để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hợp tác APEC có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cũng dễ dàng hơn.

Tham gia APEC giúp tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên. Tạo điều kiện cho người dân có thêm nhiều lựa chọn về việc làm, hàng hóa, dịch vụ, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, du lịch… với chất lượng và giá cả tốt hơn.

5. Điều kiện để trở thành thành viên của APEC

Các điều kiện để trở thành thành viên của APEC là:

  • Về vị trí địa lý: Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương.
  • Quan hệ kinh tế: Có quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với các nền kinh tế trong khu vực về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại của các quan chức.
  • Sự tương đồng về kinh tế: Chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường.
  • Về mục tiêu: Quyết tâm thực hiện các chính sách của APEC đề ra. Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC.

Tuy nhiên, nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì các nước không phải thành viên APEC vẫn có thể được tham gia các hoạt động của APEC. Các nước tham gia với tư cách khách mời tại các nhóm Công tác của APEC.

Luật LVN Group (sưu tầm và biên tập)