Thưa Luật sư của LVN Group. Xin Luật sư của LVN Group cho hỏi: Vùng sâu là gì? Vùng xa là gì? Pháp luật quy định cụ thể như thế nào việc xác định vùng sâu, vùng xa? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào?Rất mong nhận được tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Lan Anh – Ninh Bình

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định số 114/2017/NĐ-CP quy định về đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa

– Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg

2. Vùng sâu, vùng xa là gì?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 114/2017/NĐ-CP giải thích:

“Vùng sâu, vùng xa” là vùng dân cư thưa thớt, nằm sâu trong rừng núi hoặc vùng ngập nước, ở xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông không thuận tiện, đi lại khó khăn, kinh tế thường lạc hậu, kém phát triển.

Như vậy, vùng sâu, vùng xa là nơi cách xa hệ thống giao thông quốc gia, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển, đất nông nghiệp thiếu, dân cư thưa thớt, điều kiện sống và trình độ dân trí của người dân trong khu vực còn thấp.

Đối với vùng sâu, vùng xa, Nhà nước ta có chính sách hỗ trợ, ưu tiên xoá đói giảm nghèo. Vốn ngân sách đầu tư cho vùng sâu, vùng xa sẽ được tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, điện, giống cây trồng, trường học, bệnh viện… Vốn tín dụng tập trung hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, xoá đói, giảm nghèo. Nhà nước có chính sách ưu š tiên đào tạo con em đồng bào dân tộc, bồi dưỡng, š nâng cao năng lực cán bộ người dân tộc, nhất là cán bộ chính quyển cấp cơ sở. Đồng thời, Nhà nước có chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ khoa học kĩ thuật, y tế, văn hoá lên công tác ở vùng sâu, vùng xa giúp đỡ đồng bào dân tộc cải thiện đời sống, nâng cao dân trí.

3. Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 – 2015 là gì?

Căn cứ Điều 6 Quyết định 33/2020/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 31/12/2020) quy định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn như sau:

Thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là thôn thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này và có 01 trong 02 tiêu chí sau:

– Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 30 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số nghèo).

– Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 01 trong các tiêu chí sau:

+ Có trên 60% tỷ tệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của thôn;

+ Chưa có đường từ thôn đến trung tâm xã hoặc có đường nhưng đi lại rất khó khăn nhất là mùa mưa;

+ Chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

4. Tiêu chí xác định xã bước đầu phát triển (xã khu vực I) là gì?

Xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này và có 01 trong 02 tiêu chí sau:

1. Có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.

2. Đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

5. Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) là gì?

Xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này, chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 01 trong 02 tiêu chí sau:

1. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số).

2. Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 01 trong các tiêu chí sau:

a) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã;

b) Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên;

c) Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm;

d) Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông.

Xã khu vực II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các xã còn lại sau khi đã xác định các xã khu vực III và xã khu vực I.

6. Chương trình xây dựng nông thôn mới là gì?

Trong thời gian gần đây, về các vùng nông thôn chúng ta có lẽ không còn ai xã lạ gì với các khẩu hiệu “xây dựng nông thôn mới”. Đây chính là chính sách nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nông thôn. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng.

Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng cao.

Nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới là:

– Phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao.

– Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.

– Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.

– An ninh tốt, quản lý dân chủ

– Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

7. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc trung du miền núi phía bắc

STT
Tên tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
phải đạt
 
I. VỀ QUY HOACH
 
1
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đạt
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường theo chuẩn mới.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
 
II. HẠ TẦNG KINH TẾ – XÃ HỘI
 
2
Giao thông
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải.
100%
Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận tải.
50%
Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
100% (50% cứng hóa)
Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
50%
3
Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản xuất và dân sinh.
Đạt
Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
50%
4
Điện
Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện.
Đạt
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện.
95%
5
Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia.
70%
6
Cơ sở vật chất văn hóa
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
Đạt
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
100%
7
Chợ nông thôn
Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
Đạt
8
Bưu điện
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
Đạt
Có internet đến thôn.
Đạt
9
Nhà ở dân cư
Nhà tạm, nhà dột nát.
Không
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
75%
 
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
 
10
Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh.
1,2 lần
11
Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ.
10%
12
Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
45%
13
Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
 
IV. VĂN HÓA – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
 
14
Giáo dục
Phổ cập giáo dục trung học.
Đạt
Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề).
70%
Tỷ lệ qua đào tạo.
> 20%
15
Y tế
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế.
20%
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Đạt
16
Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
Đạt
17
Môi trường
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
70%
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Đạt
Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp.
Đạt
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
Đạt
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Đạt
 
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
 
18
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Cán bộ xã đạt chuẩn.
Đạt
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
Đạt
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh”.
Đạt
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Đạt
19
An ninh, trật tự xã hội
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Đạt

Các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước dành cho miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã bước đầu mang lại những kết quả tích cực, diện mạo nhiều vùng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến. Kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, các ngành kinh tế địa phương như thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đều phát triển so với trước đây. Nhưng nhìn chung, quy mô và trình độ phát triển kinh tế – xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo còn ở mức độ chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn nhiều yếu kém.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Trưng mua là gì? Tìm hiểu quy định về trưng mua tài sản”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group