Người gửi : L.T.L

Luật sư trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP 

– Luật bảo vệ môi trường năm 2014 

2. Nội dung tư vấn

Hành vi xả nước thải quy mô hộ gia đình vào mô trường, còn tùy vào mức độ ô nhiễm, mức nước thải và hàm lượng COD trong nước thải mới có thể xác định được mức nguy hại của hành vi. Do đó cần phải phân tích mẫu nước thải, việc phân tích mẫu nước thải không nhất thiết dựa vào trang thiết bị quản lý môi trường cấp xã mà dựa vào phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.

a. Khái niệm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP:

7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.

8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…

b. Biện pháp xử lý với hành vi xả nước thải sinh hoạt

a. Phạt cảnh cáo

Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản sinh nước thải trong quá trình kinh doanh, dịch vụ mà không đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì dựa vào báo cáo phân tích mẫu nước thải mà có những hình phạt tiền, đối với các cá nhân doanh nghiệp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì còn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu kết quả phân tích mẫu trên mức thông số bình thường 1.1 lần nhưng chưa đến mức độ độc hại thì tùy vào lượng nước thải đã thải ra môi trường sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại các Khoản 2 đến 7 Điều 13 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu hành vi xả nước thải ra môi trường có thông số vi phạm dưới 1.1 lần thì hình thức xử phạt là cảnh cáo.

 “1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)”. 

Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện hành vi vi phạm thì có thể được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm phải chứng minh được hành vi vi phạm, nếu không chứng minh được thì không thể áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP để xử phạt người vi phạm.

Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

Các mức phạt tăng thêm có thể từ 10% đến 50% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến hơn 10 lần.

b. Phạt bổ sung

Ngoài các mức phạt về hành chính ra còn có các mức phạt bổ sung như rút giấy phép kinh doanh, sản xuất để chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ vi phạm, tình tiết còn có thể tăng nặng nếu vi phạm nhiều lần.

c. Buộc khắc phục hậu quả

Chủ thể có hành vi xả thải nguồn nước ô nhiễm ra môi trường sẽ bị áp dụng các biện pháp buộc khắc phục hậu quả như sau:

  • Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn đã được ấn định;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả thải.

d. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung, định lượng hóa các vi phạm môi trường của DN, như lưu lượng xả thải, khối lượng chất thải rắn thải ra, số lần vượt quy chuẩn môi trường… để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường:

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm với các hành vi:

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ trái quy định của pháp luật từ 3.000kg đến dưới 5.000kg.

– Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.

– Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 lần đến dưới 4 lần.

– Xả ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.

– Thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ đến dưới 500.000m3/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kg đến dưới 500.000 kg.

– Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.

– Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 2 lần đến dưới 4 lần.

Các hành vi vi phạm này nếu ở mức cao hơn có thể bị phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng hoặc phạt tù 3-7 năm.

Các tổ chức, cá nhân gây ra tìn trạng ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3 đến 7 năm.

Ngoài ra đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân vi phạm sẽ bị cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất đình thời gian từ 1 đến 3 năm.

Nhằm mục đích răn đe, mạnh tay hơn nữa xử lý các hành vi xả nước thải ra môi trường của doanh nghiệp, Bộ luật Hình sự mới nhất đã tăng mức tiền phạt của “Tội gây ô nhiễm môi trường”, tăng mức phạt thấp nhất từ 1 tỷ lên đến 3 tỷ đồng, tăng mức phạt tối đa lên tới 20 tỷ đồng. Với  hình thức xử phạt hành chính nghiêm khắc như vậy, hi vọng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, chấp nhận đầu tư về chi phí và thời gian vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn bài bản hơn.

Như vậy, những trường hợp vi phạm những hành vi nêu trên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, sẽ bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm cụ thể sẽ tương ứng với mức phạt tiền khác nhau.
Đối với hành xả chất thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh của nhà hàng xóm, bạn có thể làm đơn trình báo đến Ủy ban nhân dân xã để được xem xét xử lý và áp dụng các biện pháp khác phục.

c. Tố cáo hành vi đổ nước ra đường gây mất vệ sinh

Để có thể giúp môi trường trong sạch, mỗi người dân cần nâng cao ý thức của mình. Việc thấy người khác thường xuyên đổ nước thải sinh hoạt ra đường gây mất vệ sinh, bẩn đường phố thì bạn hãy báo ngay với Tổ trưởng tổ dân phố, khu, xóm, thôn… để họ nhắc nhở trực tiếp những người này.

Trường hợp vẫn cố tình tái phạm, hãy chụp ảnh, quay video lại những chỗ đường ướt bắt nguồn từ hộ dân nào sau đó báo với cơ quan công an địa phương hoặc làm đơn tố cáo gửi đến Chủ tịch UBND huyện để được giải quyết thảo đáng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group