1. Xe chở hàng gia đình có phải gắn phù hiệu xe không ?
Trả lời:
Thứ nhất, cần làm rõ xe tải gia đình bạn sử dụng có sử dụng xe tải vào mục đích kinh doanh không ?
Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ_CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tại bằng xe ô tôquy định thì :
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).
Vì thế trường hợp của bạn cũng được coi là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Bởi việc sử dụng xe tải là để vận tải hàng hóa và có mục đích sinh lợi. Theo đó, bạn cần đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CPquy định về việc gắn phù hiệu đối với các loại xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải gắn phù hiệu như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì phù hiệu xe được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, bạn cần phải làm thủ tục đăng ký phù hiệu xe tại Sở Giao thông vận tải.
Thứ hai, thủ tục đăng ký phù hiệu xe tại Sở Giao thông vận tải
Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại phụ lục V Nghị định 10/2020/NĐ-CP
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trân trọng!
2. Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông ?
Trả lời:
3. Cảnh sát trật tự được thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đường nào?
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi thấy cảnh sát trật tự thường xuyên đi vào những con đường nhỏ rồi dừng phương tiện để kiểm tra rồi phạt như vậy đúng hay sai nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì:
Như vậy, trong một số trường hợp, cảnh sát trật tự vẫn có quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4. Cảnh sát giao thông có được phép kiểm tra hàng hóa trên xe không ?
Trả lời:
Tại Điều 5 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có nêu rõ quyền hạn của CSGT như sau:
5. CSGT thực hiện việc kiểm soát theo nội dung sau:
“a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm:
– Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải;
– Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.
b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện
– Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Kiểm soát biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn tín hiệu, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn báo hãm, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi;
– Kiểm soát và đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, các đòn ba dọc, ba ngang, khớp nối; hệ thống phanh, các đường ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi của hệ thống phanh; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); thiết bị giám sát hành trình, thiết bị cứu hộ, cứu nạn (nếu có); các công tắc còi, đèn; hệ thống treo; hệ thống bánh lốp phương tiện về kích cỡ, độ mòn, áp lực hơi;
– Kiểm soát việc trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.
c) Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ
– Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn;
– Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu trong người đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì lập biên bản vụ việc, tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết; việc tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan phải thực hiện đúng quy định của pháp luật ”
Như vậy, CSGT thực hiện tuần tra và kiểm soát giao thông chỉ được phép khám xe và tháo lắp các mặt hàng có trên xe khi thuộc các trường hợp nêu trên.
Liên hệ ngay với Công ty Luật LVN Group thông qua tổng đài tư vấn pháp luật giao thông đường bộ miễn phí để nhận được sự giúp đỡ tận tình nhất từ phía chúng tôi 1900.0191
Trân trọng!
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group