Khách hàng: Thưa Luật sư, tôi đâm vào 1 chiếc ôtô đậu ở lề đường cách lề khoảng 80cm làm bị trầy 1 chút sơn, chủ phương tiện ôtô đó giữ xe máy và CMND của tôi, bắt tôi đền bù 5 triệu, nếu không đền bù thì phải bán chiếc xe của tôi. Mong Luật sư tư vấn cho tôi.

Cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

1. Làm rõ khái niệm như thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ?

Cho đến nay, pháp luật hiện hành vẫn chưa có một khái niệm chính thống về nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, thoe Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ liệt kê những nguồn nguy hiểm cao độ trong thực tế:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”

Như vậy, để xác định được đâu là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải làm rõ các khái niệm: phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ, nghĩa là phải nắm được những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Nguồn nguy hiểm cao độ là hoạt động liên quan đến việc khai thác những đối tượng nhất định vốn có những thuộc tính đặc biệt tạo ra khả năng cao gây nguy hại lớn cho con người, môi trường xung quanh.

 

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như thế nào?

Với tính chất là có khả năng gây sát thương cao hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản khi xảy ra lỗi trong quá trình vận hành nên pháp luật đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để đề cao trách nhiệm của người chủ sở hữu hoặc người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ.

Trách nhiệm bồi thường được xác định dựa trên các nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, loại trừ trách nhiệm do lỗi của chính người gây thiệt hại gây ra hoặc thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Căn cứ Khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bỏi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết.

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.

Căn cứ Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

– Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm của nguồn nguy hiểm cao độ

Về điều kiện phát sinh trách nhiệm của nguồn nguy hiểm cao độ gồm có các điều kiện sau: 

a) Có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bởi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại là do sự hoạt động của các phương tiện cơ giới, do vậy những thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại là tài sản, sức khỏe, tính mạng. Hơn nữa, do tính chất nguy hiểm “cao độ” nên nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai. Có thể là chính chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành hay cả những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ…

Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh” – là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ đến nguồn nguy hiểm đó nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.

b) Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Ngay tên của điều luật, Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Do đó cần xác định rõ: Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ mà không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thông thường.

Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp thì chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi “đang hoạt động”. Còn trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tuy nhiên, trong nguồn nguy hiểm cao độ luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định có thể xảy ra nên có những sự kiện bất ngờ mà con người không thể biết trước và phòng tránh được. Ví dụ: Do mưa làm cho cột điện bị nhiễm điện, người nào không biết đi qua đó bị nhiễm điện chết. Trong trường hợp này thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất ngờ, bất khả kháng chứ không phải do hành vi của con người gây ra và con người cũng không sao kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả hết được. Vì thế không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra

Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có hay không có trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì tự thân sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại.

Còn trong trường hợp người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi trong việc sử dụng chúng đã gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

d) Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh ngay cả khi chủ sở hữu hay người sử dụng nguồn nguy hiểm không có.

 

4. Xác định tài sản, phương tiện được coi là nguồn nguy hiểm cao độ  

Theo Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ thuần túy liệt kê các tài sản và phương tiện có thể được coi là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không nêu ra bản chất. Có thể nói nguồn nguy hiểm cao độ là các tài sản phương tiện ngầm chứa khả năng gây ra nguy hiểm trong quá trình tồn tại, sử dụng hay vận hành ở mức độ cao mà con người không kiểm sóat một cách tuyệt đối (chẳng hạn phương tiện lưu thông cơ giới, nồi hơi, thú dữ dù đã được thuần hóa trong rạp xiếc …)

Chủ sở hữu, người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ: là người có quyền của chủ sở hữu hoặc có quyền khái thác trực tiếp các lợi ích của tài sản hay phương tiện. Chẳng hạn đối với đường dây tải điện trong nhà thì chủ nhà là chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm đối với các sự cố có thể xảy ra.

Phương tiện vận tải cơ giới. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”

=> Như vậy, xe máy cũng là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Mặc nhiên, trong vụ tai nạn giao thông giữa xe thô sơ và xe máy thì xe máy chính là nguồn nguy hiểm cao độ, người điều khiển xe máy phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, nhưng làm thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản… của người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

5. Xác đinh hành vi trong tình huống 

Về hành vi của bạn đã gây thiệt hại đến tài sản của người khác, cụ thể là tài sản – chiếc ô tô bị hư hỏng. Tuy nhiên cũng cần xem xét việc đỗ xe của bên kia có được pháp luật cho phép không.

Thứ ba, đối với chủ xe ô tô. Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt :

h)Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m”.

=> Vậy người này sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng cho hành vi nêu trên

– Nếu trường hợp chủ sở hữu xe ô tô hoàn toàn cố ý đỗ xe với khoảng cách như vậy và bạn đang tham gia giao thông đúng quy định pháp luật thì bạn không phải bồi thường với thiệt hại mà mình gây ra.

– Nếu trường hợp họ không cố ý, thì bạn vẫn phải bồi thường, các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức bồi thường, mức bồi thường phải hợp lý. Việc chủ xe giữ CMND, đòi bồi thường 5 triệu; nếu không trả 5 triệu thì sẽ bán xe của bạn là không hợp lý bởi theo quy định của Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group