1.Điều khiển xe không có gương chiếu hậu xử lý thế nào?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn liên quan đến hai vấn đề như sau:
Thứ nhất, về hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có gương Khoản 2 Điều 53, điểm e khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008: quy định khi tham gia giao thông, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải:
“e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển”.
Điểm a khoản 2 Điều 16; Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định mức xử phạt
– Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô khi có hành vi
“a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó)”
– Phạt tiền 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
“a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng”.
Như vậy, theo quy định của Luật giao thông đường bộ và nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi điều khiển xe tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt khi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc gương có nhưng không có tác dụng (đối với xe mô tô), và không có gương chiếu hậu bất kỳ bên nào đối với xe ô tô.
Thứ hai, Về thẩm quyền dừng xe xử phạt của cảnh sát giao thông Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ”.
Như vậy, trong trường hợp này, hành vi sử dụng xe mô tô tham gia giao thông không có gương chiếu hậu vi phạm Luật giao thông đường bộ. Vì vậy, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu bạn dừng xe và tiến hành xử phạt.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.!
2.Đeo tai nghe và không có gương chiếu hậu bị xử phạt?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về lỗi đeo tai nghe khi điều khiển xe
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông bạn có đeo tai nghe và bị công an lập biên bản về hành vi trên. Đối với quy định về vấn đề này thì bạn có thể căn cứ theo điểm h, khoản 4, Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Thứ hai, lỗi xe không có gương chiếu hậu
Còn đối với lỗi không có gương chiếu hậu thì hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì xe gắn máy phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. Đồng thời tại Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có ghi rõ, mức xử phạt với hành vi lái xe máy không gương sẽ là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Cụ thể:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng…
3. Không cài quai mũ bảo hiểm thì bị phạt thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể, tại điểm i, k Khoản 2 Điều 6: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Hoặc trường hợp chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi trên là từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Như vậy lỗi đeo tai nghe nhạc khi đang điều khiển xe máy mà bạn phạm phải sẽ bị xử phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng, ngoài ra nếu gây tai nạn, bạn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Bên cạnh đó mức phạt hiện nay về lỗi không gương đối với người đi xe máy sẽ là 100.000 đến 200.000 đồng và chỉ áp dụng phạt với lỗi không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng. Lỗi không cài quai mũ là 200.000 đến 300.000 nghìn đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
4.Xe đạp điện không có gương chiếu hậu có bị xử phạt?
Thứ nhất, Xử phạt lỗi không gương:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định việc xử phạt lỗi không gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng thì mức xử phạt sẽ là 100.000 đồng đến 200.000 đồng, áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm.
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”
Vậy Xe đạp điện có phải là xe gắn máy:
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắc máy thì đạp xe đi được.
“Điều 3. Giải thích từ ngữd) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này;e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”
5.Xe máy phải có đủ hai gương chiếu hậu đúng hay sai?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo điều 53, Luật giao thông đường bộ 2008 điều kiện để xe máy tham gia giao thông như sau:
“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này”.
Theo quy định trên thì xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (xe máy) phải đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trong đó có quy định có đủ gương chiếu hậu.
Nhưng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xử phạt đối với việc không có gương chiếu hậu như sau:
Điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy việc điều khiển xe máy phải có đủ cả hai gương chiếu hậu theo quy định của Luật, nhưng nghị định xử phạt chỉ xử phạt việc không có gương chiếu hậu bên trái. Vậy tóm lại khi bạn điều khiển xe máy chỉ có 1 người chiếu hậu bên trái người điều khiển cũng sẽ đủ điều kiện để tham gia giao thông nhưng tốt hơn hết là có đủ cả hai gương để đảm bảo việc quan sát được tốt nhất.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group