1. Mức phạt khi xe đi vào đường cấm?

Kính gửi công ty Luật LVN Group, tôi có một vấn đề thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Tôi có một câu hỏi về vấn đề mức xử phạt đối với phương tiện giao thông xe ô tô, xe máy đi vào đường cấm không được đi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền ?
Mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Trường hợp: Xe ô tô đi vào đường cấm:

Điểm b, khoản 4, và điểm b khoản 12, điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Xe ô tô, xe máy đi vào đường cấm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền ?

2. Mức phạt khi xe máy đi vào đường cấm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy:

– Xe ô tô khi đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Xe máy đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Lưu ý: Cả 2 trường hợp trên đều loại trừ trường hợp đối với xe ưu tiên.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới Luật sư tư vấn pháp luật gọi: 1900.0191 . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

3. Khi nào người TGGT bị giữ giấy phép lái xe ?

Xin chào Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi, tôi vi phạm giao thông tội vượt đèn đỏ và bị giữ giấy phép lái xe hẹn 7 ngày sau lên đồn cảnh sát nộp tiền phạt, nhưng do tôi có bận việc cá nhân nên chưa lên đóng tiền phạt được. Vậy tôi có bị nộp phạt thêm vì nộp phạt chậm không và nộp thêm bao nhiêu?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 3, Điều 10, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.”
Như vậy, khi có tín hiệu đèn đỏ có nghĩa là cấm đi, người vượt đèn đỏ là người vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giao thông đường bộ và đường sắt và mức xử phạt được quy định như sau:
– Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị đinh này quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không cháp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000. Ngoài ra người vi phạm còn chịu hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Về vấn đề bạn nộp phạt chậm được quy định tại Điều 5, Thông tư 153/2013/TT-BTC:

“Điều 5: Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

4. CSGT không đưa biên lai phạt?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Cảnh sát giao thông có được phép xử phạt mà không đưa biên lai không? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 56 của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 về Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

“1.Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2.Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”

Điều 15 Thông tư 01/2016/TT/BCA cũng quy định:

“1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.

3. Đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh thì có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Đối với những trường hợp khác thì phải củng cố hồ sơ vi phạm chuyển đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.”

 

5. Mức phạt hành vi vi phạm giao thông?

Xin hỏi Luật sư, tôi đi xe ô tô và bị cảnh sát giao thông phạt vì lỗi đi sai làm và không bật xi nhan khi rẽ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cảm ơn!

Đối với trường hợp của bạn, mức phạt cụ thể được quy định tại Nghị định 100/201921q/NĐ-CP:

– Trường hợp bạn phạm lỗi đi sai làn đường thì theo quy định tại điểm đ khoản 5 như sau:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

– Đối với lỗi không bật xi nhan thì theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Như vậy, trong trường hợp này, bạn sẽ bị phạt với số tiền là 3.800.000 đồng đến 6.000.000 đồng với cả 2 hành vi vi phạm nêu trên

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty Luật LVN Group