Nhưng đến hẹn thì Bên B không chịu thanh toán cho Bên A. Nếu Bên B không chịu thanh toán cho Bên A có bị vi phạm hợp đồng không ạ. Và mức phạm là bao nhiêu ạ ? Em cảm ơn ạ.

Người gửi: thanh nga

Trả lời

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới công ty. Vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:

Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Theo đó, bên A (công ty bạn) và bên B (công ty mua hàng) đã ký với nhau một hợp đồng mua hàng vào ngày 02/12/2014. Nhưng khi thanh toán, hai bên đã thỏa thuận rằng bên B sẽ thanh toán cho bên A 50% giá trị hàng hóa khi bên A giao hàng. Còn 50% giá trị hàng hóa còn lại, bên B sẽ thanh toán cho bên A sau một ngày khi bên A giao hàng cho bên B. Tuy nhiên, đã quá một ngày kể từ ngày bên A giao hàng cho bên B nhưng bên B đã không thực hiện đúng theo như thỏa thuận. Như vậy, bên B đã vi phạm hợp đồng.

Nếu như bên B chứng minh được mình được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong các trường hợp sau thì bên B sẽ được miễn trách nhiệm, bao gồm:

– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Nếu như không có hoặc không chứng minh được các trường hợp nêu trên thì bên B có thể bị áp dụng các chế tài trong thương mại theo như quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 như:  

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

– Phạt vi phạm;

– Buộc bồi thường thiệt hại;

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

– Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

– Hủy bỏ hợp đồng;

– Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quan thương mại.

Bạn muốn hỏi trong trường hợp này bên B có bị phạt hợp đồng không và mức phạt là bao nhiêu? Nếu như giữa bên công ty của bạn (bên A) và bên mua hàng (bên B) có thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm thì lúc này bên B mới bị phạt hợp đồng. Việc phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng và chỉ áp dụng nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.

Tại Điều 300 Luật thương mại 2005 có quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Tức là trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

Trong trường hợp của công ty bạn, nếu giữa hai bên có thỏa thuận về phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, tức là không quá 1.896.000 đồng.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê