Giờ chỉ còn 3 tháng nữa là chồng tôi học xong, nhưng trong 4 năm đi học đó, vợ chồng tôi luôn xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn mặc dù  sống xa nhau nhiều lần chồng tôi gọi điện về chửi tôi và xúc phạm tôi và anh chị,  bố mẹ tôi có khi đuổi tôi và con ra khỏi nhà và đòi đốt nhà vì cho rằng tôi đang ở nhà chồng tôi, mà  nhà được làm sau khi hai vợ chồng cưới và ăn riêng , trong khi tôi vẫn chu cấp thêm tiền cho chồng hàng tháng, sang năm thứ 2 thì chồng tôi có bạn gái mới rồi tính về bỏ tôi, mọi chuyện bị tôi phát giác nhưng chồng tôi lại xin bỏ cô gái đó vì vợ vì con, rồi  mọi chuyện không dừng ở đó, cứ mỗi khi gọi điện hay về nhà, về tết những mâu thuẫn lại xuất hiện, chồng tôi đưa ra những điều kiện vô lý buộc tôi phải phục tùng, xong lại rượu chè về chửi bới, xúc phạm tôi, và lần về tết năm 2015 này vợ chồng tôi lại xuất hiện mâu thuẫn nho nhỏ, nhưng lần này chồng tôi ngoài việc chửi bới lăng mạ tôi còn đấm vào mặt tôi chảy máu mũi rất nhiều, sau bao nhiêu lần tính ly, cuộc sống gia đình không hạnh phúc và  tôi không còn chịu đựng được nữa tôi yêu cầu được ly hôn thì chồng tôi không đồng ý, chồng tôi nói nếu thích thì tôi đi làm đơn một mình, giờ tôi rất băn khoăn và bế tắc không biết phải bắt đầu từ đâu, vợ chồng tôi là công chức nhà nước và đều là đảng viên, nếu tôi viết đơn đơn phương tôi có ảnh hưởng gì tới công việc và tôi có được quyền nuôi dưỡng con không.

Rất mong Luật sư của LVN Group cho tôi những lời khuyên tốt nhất!

Cuối cùng tôi xin  cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Người hỏi: Đ.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật hôn nhân gia đình của công ty Luật LVN Group.

Trả lời

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004;

Bộ luật tố tụng sửa đổi, bổ sung năm 2011;

– Thứ nhất về việc ly hôn. 

Việc ly hôn không ảnh hưởng đến công viêc cũng như việc bạn là Đảng viên.

Theo Khoản 1 Điều 85

 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo Điều 91 

Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

 Như vậy, trong trường hợp có lý do chính đáng, bạn có quyền đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.

Hồ sơ cần có

1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn về hộ khẩu và chữ ký của bạn.

2. Bản sao hợp lệ Hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân

3. Giấy đăng kí kết hôn

4. Các giấy tờ chứng minh tài sản.

5. Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có)

Thủ tục

Gửi hồ sơ trên đến Tòa án có thẩm quyền.

Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Như vậy, tòa án có thẩm quyền ở đây là nơi chồng bạn cư trú. Hoặc bạn có thể nộp tại Tòa án nơi bạn đang cư trú (nhà ngoại) nếu bạn và chồng bạn thỏa thuận được với nhau và đồng ý Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bạn cư trú.

– Thứ 2 về giành quyền nuôi con

 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, con vợ chồng chị sẽ phải thỏa thuận về người nuôi cháu.

Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group