1. Xử lý như thế nào khi không bật xi nhan khi sang đường ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có một việc muốn hỏi như sau: Tôi đi xe máy lỗi không bật xin nhan, thì bị CSGT Q12 TP.HCM dừng xe, bắt lỗi không có tín hiệu rẽ phải, tôi đồng ý và trình giấy tờ xe, biên bản xử phạt vi phạm giao thông là giữ GPLX A1. Như vậy có đúng không?
Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn mức phạt theo luật giao thông, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 Luật giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 quy định:

“1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

Như vậy, dù rẽ trái hay phải người điều khiển xe cũng phải bật đèn xin chuyển hướng (đèn xi nhan). Việc này phải thực hiện trước khi chuyển hướng đến khi qua hết đường, nếu tắt đèn xi nhan khi chưa qua hết đường sẽ bị xem như không bật đèn.

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm h Khoản 2; Điểm e Khoản 4 Điều này;

d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 (hai) xe trở lên;

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

b) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;

c) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

d) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

đ) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

e) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

g) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

h) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có chuyển hướng sang làn đường khác nhưng không có tin hiệu xin chuyển hướng báo trước, không gây tai nạn, do đó bạn sẽ phải nộp tiền phạt. Việc CSGT thu giữ GPLX của bạn là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành. CSGT chỉ có quyền tước GPLX của người vi phạm trong các trường hợp quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh mới có thẩm quyền xử phạt ?

Xin chào luật LVN Group, Theo như tôi được biết, pháp luật đã quy định về lực lượng cảnh sát giao đường bộ, khi đi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, thì phải có biển hiệu giấy tuần tra kiểm soát (thẻ xanh) thì mới có quyền được dừng phương tiện xe, kiểm tra giấy tờ và lập biên bản xử lý.
Còn không có biểu hiệu, giấy tuần tra kiểm soát (thẻ xanh) là không có quyền dừng xe, kiểm tra giấy tờ và lập biên bản xử lý, mà chỉ có quyền tham gia hỗ trợ. Như vậy có đúng quy định pháp luật không? Trong vấn đề lập biên bản mà ghi sai thời điểm, ngày tháng diễn ra và không có tên, địa chỉ người vi phạm, mà chỉ có chữ ký của người vi phạm, trong khi người vi xin bổ sung thêm thì anh CSGT không cho bổ sung ý kiến thêm vào biên bản. Vậy biên bản ấy có phù hợp với pháp luật quy định không?
Rất mong được sự giải đáp và trả lời của quý anh, chị .
Người gửi: Thuận Đặng

>> Luật sư tư vấn dân sự, giao thông gọi: 1900.0191

Trả lời:

– Theo Khoàn 1 và Khoản 3 Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.”

– Theo Điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP huy động lực lượng cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ quy định:

“Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:…

Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;…”

– Theo Điều 14 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông quy định:

“Khi phát hiện hành vi vi phạm đang diễn ra, người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính phải có biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật..”

Như vậy, ngoài 3 đối tượng trên thì các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ban hành ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì: Trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận là phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu; Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.

Quy định về việc phải đeo biển hiệu khi tuần tra là phù hợp với các quy định trước đây về trang phục của CSGT. Tuy nhiên, quy định này chỉ nhắm đến việc quy định hình thức, trang phục của CSGT chứ không quy định về thẩm quyền hay điều kiện xử phạt hành vi vi phạm giao thông.

Mặt khác theo Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ quyền hạn, hình thức, nôi dung tuần tra,kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ thì điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.

Không đeo thẻ có được xử lý vi phạm:

Biển hiệu (theo cách nói thông thường là thẻ xanh) là quy định về hình thức đồng phục của CSGT khi tham gia tuần tra. Chính vì vậy, nếu vi phạm quy định về hình thức này, CSGT sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.

Theo Khoản 3, Điều 9 Thông tư 65 thì khi tuần tra phải sử dụng trang phục đúng theo quy định của Bộ Công an, nhưng lại không quy định về hình thức xử lý trong trường hợp CSGT không đeo thẻ; như vậy không có cơ sở để cho rằng nếu CSGT không đeo thẻ thì không được quyền dừng xe người tham gia giao thông để kiểm tra.

Về nguyên tắc, việc xử phạt hành chính chỉ phải tuân thủ 2 điều kiện: thẩm quyền và thủ tục (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002)

Vậy việc vi phạm về hình thức trang phục của CSGT không thể làm ảnh hưởng tới thẩm quyền xử lý vi phạm của họ trừ khi có văn bản quy định khác. Do đó, chỉ cần tiến hành theo đúng thủ tục thì việc xử lý vi phạm của CSGT sẽ được coi là hợp pháp.

Vì vậy, người tham gia giao thông vẫn có nghĩa vụ phải hợp tác với CSGT nếu được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Nếu CSGT không thực hiện đúng quy định về trang phục thì người dân có quyền góp ý/ gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xử lý kỷ luật với CSGT đã vi phạm.

Về biên bản xử phạt thì phải được cấp đúng mẫu theo quy định của pháp luật.

Điều 61: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định rõ, nếu không đồng ý với hành vi vi phạm thì người vi phạm có quyền giải trình đưa ra bằng chứng không vi phạm của mình. Đồng thời, sau hai ngày làm việc (tính từ thời gian lập biên bản) phải gửi đơn, thư hoặc ý kiến của mình không công nhận hành vi vi phạm đó đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Vì vậy, nếu bạn không công nhận thì có trách nhiệm giải trình về hành vi đó.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

3. Quyền sử phạt của công an phường khi không có cảnh sát giao thông ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Buổi chiều cháu đi học về bằng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm thì bị công an phường dừng xe đưa ngay về phường. Công an phường đi bắt và lập biên bản xử phạt khi không có cảnh sát giao thông thì có được không ạ. Trong trường hợp công an phường không phối hợp với cảnh sát giao thông thì có được tự ý bắt xe không ạ ?
Cảm ơn luật

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điểm d, khoản 1, điều 6 Thông tư 65/2012/TT-BCAvề việc phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ:

“1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt

d) Tổ chức lực lượng của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt thực hiện độc lập hoặc chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương, các lực lượng có liên quan thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.”

Căn cứ điểm b, khoản 2, điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và công an xã:

“b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;”

Như vậy, việc công an phường bắt và lập biên bản xử phạt khi không có cảnh sát giao thông là hoàn toàn hợp pháp, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.

Khi công an phường không phối hợp với cảnh sát giao thông thì không được tự ý bắt xe.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị xử phạt vi phạm giao thông không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi Luật sư cho tôi hỏi: con tôi năm nay 15 tuổi, cháu có điều khiển xe mô tô trên đường thì bị công an bắt, vậy cháu có bị xử phạt không? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.”

Như vậy đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô thì sẽ bị phạt cảnh cáo.

Theo quy định này dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì con bạn 15 tuổi đã điều khiển xe mô tô; do đó sẽ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.

Trường hợp này đối tượng phải chịu xử phạt hành chính là người chủ phương tiện:

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tạikhoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộđiều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”

Như vậy theo quy định trên thì người giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe mô tô tham gia giao thông thì sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trân trọng!

5. Cảnh sát giao thông có phải chứng minh lỗi của người vi phạm không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em có một vấn đề muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn, cảnh sát giao thông khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để xử lý vi phạm thì có phải chứng minh yếu tố lỗi trước khi người tham gia giao thông phải xuất trình giấy tờ của người tham gia giao thông ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu kiểm tra giấy tờ của phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông

Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.”
– Điều 5, Thông tư 01/2016/TT-BCA

Thư hai, Người tham gia giao thông có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông chứng minh về lỗi của mình

“2. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;”
– Điều 14, Thông tư 01/2016/TT-BCA

Ngoài ra: Việc chứng minh yếu tố lỗi khi xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cũng được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

“1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”
– Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.”
– Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Như vậy: Tuy là Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phải chứng minh yếu tố lỗi của người tham gia giao thông nhưng đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu xuất trình kiểm tra giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông mà không có quy định về thứ tự trước sau và việc không xuất trình giấy tờ sẽ là trái với quy định pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty luật LVN Group.