Người gửi: H.N.B.N
Xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp hôn nhân gia đình của công ty Luật LVN Group.
Tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân gia đình 2014:
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011
Nội dung phân tích:
Điều 110 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.“
Điều 107 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cụ thể là:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Như vậy, nếu chồng bạn trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con gái thì theo điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014, bạn là mẹ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này
Căn cứ điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Cũng theo điểm c, khoản 1, điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 thì đối với vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng bạn có thể yêu cầu tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú, làm việc để giải quyết.
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi cho con, bạn có thể yêu cầu tòa án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú làm việc hoặc tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú làm việc để giải quyết.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT- CÔNG TY LUẬT LVN GROUP.