1. Xử lý trách nhiệm dân sự trong hoạt động ngân hàng
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dựa trên cơ sở hợp đồng. Trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng, các tổ chức tín dụng thường là chủ thể áp chế tài này lên khách hàng, đối tác của mình khi họ có những căn cứ nhất định.
1.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng
* Khái niệm:
– Buộc thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài thương mại được quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Do đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
Như vậy, buộc thực hiện thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng là việc buộc thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn các nghĩa vụ hợp đồng. Biện pháp này nhằm thiết lập lại vị trí ban đầu vốn có trước khi có sự vi phạm, đưa các bên trở lại với quan hệ hợp đồng như đã thỏa thuận.
* Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng:
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài pháp lý nên nó chỉ được áp dụng khi có những căn cứ pháp lý nhất định. Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng.
Theo kh 12 điều 3 Luật Thương mại 2005:
“Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.
+ “Không thực hiện hợp đồng” là việc một bên trong quan hệ hợp đồng hoàn toàn không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào phát sinh từ hợp đồng đã cam kết
+ “Thực hiện không đúng” hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng không thực hiện đúng những điều khoản đã thỏa thuận.
1.2. Phạt vi phạm
* Khái niệm
+ Theo Điều 300 Luật Thương mại 2005:
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”
+ Khoản 1 Điều 418 BLDS 2015 cũng quy định:
“Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”.
Như vậy, chế tài này là một dạng trách nhiệm vật chất được áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng khi các bên đã có thỏa thuận một cách rõ ràng về một khoản phạt mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu khi vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi phạm.
* Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng:
Chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ có thể được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong hợp đồng. Cơ quan tài phán tôn trọng ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, không tự ý áp dụng khi không có thỏa thuận. Và điều khoản phạt vi phạm không phải là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng mà tùy vào sự lựa chọn của các bên. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc tự do thảo thuận, tự do định đoạt của đương sự.
Các bên không chỉ có quyền thỏa thuận về điều khoản phạt hợp đồng mà còn có quyền thảo thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng. Và theo luật TM thì mức phạt đó không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm, không phải số % giá trị toàn bộ hợp đồng.
=> Với cách quy định như trên, sẽ giúp giải quyết được tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với các thỏa thuận phạt, vừa đảm bảo và tôn trọng sự tự do thỏa thuận, tự định đoạt của các bên khi giao kết hợp đồng trong giới hạn mức trần phạt cho phép của nhà nước.
1.3. Bồi thường thiệt hại
* Khái niệm:
– Khoản 1 và khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.
– Bồi thường thiệt hại chủ yếu mang tính chất đền bù những thiệt hại mà người có quyền yêu cầu phải gánh chịu do việc hợp đồng bị vi phạm, hoặc những lợi nhuận mà đáng ra được hưởng nếu như việc vi phạm hợp đồng không xảy ra.
– Bồi thường thiệt hại mang tính tài sản, đền bù thiệt hại để nhằm mục đích đưa người bị thiệt hại về với đúng vị trí mà họ đáng ra được hưởng nếu như hợp đồng được thực hiện đúng đắn và đầy đủ
* Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại:
Khác với các chế tài quy định tại điều 292 Luật Thương mại 2005, chế tài bồi thương thiệt hại có riêng một điều luật quy định về căn cứ áp dụng. Theo đó, điều 303 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại gồm 3 căn cứ:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng
– Có thiệt hại thực tế,
– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
– Có thiệt hại thực tế.
1.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Theo điều 308 Luật Thương mại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
• Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng
• Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Như vậy, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là trường hợp bên có nghĩa vụ đến hạn phải thực hiện nhưng tạm thời không thực hiện. Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng tạm thời không thực hiện nghĩa vụ của mình vì cho rằng bên đối tác có thể vi phạm nghĩa vụ nào đó và bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng mong muốn bên đối tác phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng không làm chấm dứt nghĩa vụ hoặc phát sinh nghĩa vụ mới. Tại thời điểm một bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hợp đồng vẫn tồn tại và có hiệu lực pháp luật nên vẫn ràng buộc các bên
Đây là một biện pháp tự vệ vì không càn sự can thiệp của công quyền nhằm mục đích hướng bên còn lại vào việc thực hiện đúng hợp đồng. Chừng nào việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng còn có căn cứ thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng không phải thực hiện nghĩa vụ của mình và không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện này. Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng chỉ được hoãn thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 308 LTM chỉ ra hai căn cứ để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Thứ nhất, dựa vào thỏa thuận của các bên. Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Tự do ý chí, thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng. Các bên có quyền tự do thương thảo những điều khoản trong hợp đồng, dự liệu những chế tài nếu có hành vi vi phạm của các bên. Vi phạm cơ bản theo giải thích tại Điều 3 Khoản 13 Luật Thương mại
là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Như vậy theo LTM hiện hành, những vi phạm không cơ bản không cho phép bên bị vi phạm có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
1.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Theo điều 310, đình chỉ việc thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng
• Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng là quyền của bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm có quyền không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa bất kể bên kia có muốn hay không.
Căn cứ để áp dụng chế tài đình chỉ việc thực hiện hợp đồng hoàn toàn giống với căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng như trình bày ở phần trên. Nhưng hậu quả pháp lý của hai chế tài này hoàn toàn khác nhau. Khi bên bị vi phạm tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì bên vi phạm vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó hợp đồng vẫn có hiệu lực. Còn đối với trường hợp đình chỉ hợp đồng thì lại khác.
Trong các biện pháp xử lí việc không thực hiện đúng hợp đồng, thì đình chỉ thực hiện hợp đồng là biện pháp mạnh nhất vì nó làm triệt tiêu hợp đồng, hợp đồng sẽ không được thực hiện và các bên sẽ không được những gì họ mong đợi. Đình chỉ thực hiện hợp đồng chỉ là biện pháp cuối cùng khi không thể có biện pháp nào khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng, dù chỉ là một phần.Về cơ bản, các bên trong hợp đồng muốn thực hiện hợp đồng đúng như trong thỏa thuận chứ không phải khoản tiền bồi thường từ sự vi phạm của bên kia. Việc hợp đồng không được thực hiện có thể gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch, dự định của các bên.
Theo Khoản 1 Điều 131 Luật Thương mại, khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu càu bên vi phạm đèn bù thiệt hai nó có hành vi thiệt hại gây ra cho mình.
1.6. Hủy bỏ hợp đồng
Điều 292 LTM quy định việc hủy bỏ hợp đồng là một trong các chế tài của Luật Thương mại. Điều này có thực sự đúng? Luật Thương mại không nêu ra các căn cứ cụ thể để áp dụng chế tài Hủy bỏ hợp đồng. Chế tài là hậu quả pháp lí bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Về nguyên tắc, các bên có quyền kí kết hợp đồng thì cũng có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu hai bên thỏa thuận với nhau về vấn đề hủy bỏ hợp đồng thì liệu Hủy bỏ hợp đồng còn được xem là chế tài hay không?
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 312 Luật Thương mại,
Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Còn hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng. Các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2. Trách nhiệm hành chính trong hoạt động ngân hàng
Xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm bảo đảm môi trường ngân hàng lành mạnh. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng này?
Xử lý vi phạm hành chính được coi như là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước thiết lập, duy trì, bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước, là phương tiện để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động ngân hàng là sự cụ thể hóa quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính vào trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể – kinh doanh ngân hàng.
Nội dung quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
– Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã quy định chi tiết vi phạm hành chính trong hoạt động ngân hàng, là cơ sở pháp lý để phát hiện, xác định hành vi vi phạm và mức xử phạt phù hợp. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
+ Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép
+ Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành
+ Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp
+ Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ
+ Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ
+ Vi phạm quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng – Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng
+ Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng
+ Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ
+ Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
+ Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền
+ Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
– Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, cảnh cáo và phạt tiền được áp dụng là biện pháp xử phạt chính.
Các hình thức xử phạt bổ sung áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
+ Đình chỉ có thời hạn đối với hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, nghiệp vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời từ 06 tháng đến 09 tháng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, tịch thu giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa, tịch thu ngoại tệ, đồng Việt Nam, tịch thu vàng
– Về mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định mức phạt tiền cao nhất áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.
Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Quy định đặc thù này đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô là phù hợp xuất phát từ bản chất, mục tiêu hoạt động của hai loại hình tổ chức tín dụng này.
Như vậy, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là công cụ hữu hiệu để Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chức năng thiết lập, bảo vệ trật tự thị trường ngân hàng, từ đó góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, đóng góp tích cực vào việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
3. Trách nhiệm hình sự
Tranh chấp tín dụng là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng gồm: hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hoạt động khác.
Về các tội phạm trong hoạt động ngân hàng liên quan đến các tranh chấp tín dụng.
3.1 Các tội liên quan đến hoạt động ngân hàng
Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật ngân hàng, được quy định trong BLHS, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến hoạt động đúng đắn của ngân hàng, tổ chức tín dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và xã hội.
Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu
• Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hành vi lừa đảo với các thủ đoạn như tạo dựng hồ sơ dự án để thế chấp vay vốn ngân hàng: các đối tượng phạm tội đăng ký thành lập doanh nghiệp để lấy tư cách pháp nhân, sau đó xây dựng các bộ hồ sơ dự án giả mạo để thế chấp vay ngân hàng; giả mạo hợp đồng đồng mua bán hàng hóa để thế chấp vay vốn ngân hàng: đối tượng phạm tội thường làm giả con dấu của doanh nghiệp khác, tạo ra các hợp đồng mua bán hàng hóa; hoặc lập ra nhiều doanh nghiệp để ký kết các hợp đồng kinh tế giả mạo dùng thế chấp vay vốn ngân hàng; giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở; hoặc lừa đảo sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân; hoặc cùng một tài sản (nhà, đất) lập ra nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở đem thế chấp tại nhiều ngân hàng để vay vốn. Mua chuộc cán bộ nhà nước, cán bộ ngân hàng tiếp tay cho hành vi lừa đảo.
• Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS
Lợi dụng vị trí công tác, uy tín của tổ chức ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, tổ chức và cá nhân. Cán bộ ngân hàng lợi dụng vị trí công tác, uy tín của ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm rút tiền của ngân hàng hoặc chiếm đoạt tiền của các tổ chức, cá nhân, thông qua các biện pháp nghiệp vụ như: huy động vốn cho ngân hàng (thỏa thuận trả lãi suất cao hơn quy định Nhà nước cho phép), sau đó không đưa vào ngân hàng mà chiếm đoạt luôn tiền, tài sản của các cá nhân, tổ chức.
Chương XVIII: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Mục 2: các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
• Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm; đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 36 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
• Tội làm, tàng trữ lưu hành tiền giả
Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ
• Tội tham ô tài sản
• Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản Một số cán bộ ngân hàng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi phạm tội vì động cơ vụ lợi và có sự tính toán, che giấu tinh vi khi thực hiện.; cán bộ ngân hàng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm sửa chữa, tẩy xóa nâng giá trị tiền lên nhiều lần trong các chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng phát hành, rồi đem thế chấp tại chính ngân hàng mình đang công tác. Cán bộ ngân hàng bị lôi kéo, mua chuộc, tiếp tay cho tội phạm. Những người ngoài ngành ngân hàng chỉ thực hiện được tội phạm khi lôi kéo, mua chuộc được cán bộ ngân hàng, chủ yếu là cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng, cán bộ thẩm định hồ sơ, tài sản thế chấp, hoặc lãnh đạo của các chi nhánh ngân hàng, bằng cách cho hưởng phần trăm hoặc “hoa hồng” trên tổng số tiền vay, thực chất những hành vi đó là đưa, nhận hối lộ để có được sự thông đồng tiếp tay của cán bộ ngân hàng dưới nhiều hình thức.
• Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, để xử lý hành vi sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ và hành vi làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
• Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng để xử lý hành vi mua bán thông tin dữ liệu khách hàng thu lợi bất chính;
• Tội rửa tiền để ngăn chặn hành vi đưa “tiền bẩn” vào lưu thông trong hệ thống ngân hàng nhằm che giấu nguồn tiền bất hợp do phạm tội mà có.
3.2 Quy định về hình phạt
* Hình phạt chính:
tù có thời hạn, cải tạo ko giam giữ, phạt tiền, trục xuất, tù chung thân, tử hình. Do tiền là đối tượng tác động của các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nên mục tiêu đặc trưng của hình phạt hướng tới khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên, nhằm làm nhẹ tổn thất về số tiền, tài sản cho đất nước và xã hội, chứ không hướng tới mục đích phạt tù.
* Hình phạt bổ sung:
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định, tịch thu tài sản, phạt tiền, trục xuất Hình phạt bổ sung được áp dụng nhiều nhất là phạt tiền, tiếp đó là hình phạt tịch thu tài sản, hình phạt trục xuất được áp dụng ít nhất do các bị cáo trong các vụ án về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng chủ yếu là người mang quốc tịch Việt Nam.
* Biện pháp tư pháp:
Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản là biện pháp tư pháp đối với các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Mục đích của việc quy định biện pháp này nhằm tịch thu sung công quỹ Nhà nước tiền hoặc tài sản mà người phạm tội có được từ việc nhận hối lộ hoặc thu lợi bất chính từ các giao dịch bất hợp pháp liên quan đến hành vi phạm tội.
Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)