Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường

Luật Tố tụng hành chính 2015

Nội dung tư vấn:

Kề nhà tôi có quán nhậu có tổ chức ca cổ âm thanh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình tôi (hoạt động trong thời gian cho phép). Gia đình tôi có báo với UBND xã, xã kết hợp phòng tài nguyên môi trường kiểm tra đo độ ồn vượt quá quy định đã xử phạt nhưng vẫn tái phạm. Hỏi có biện pháp nào xử ly triệt để được không?

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường quy định về trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn như sau:

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

9. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, ngoài bị phạt tiền, cơ sở có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn, ngoài ra còn buộc thực hiện biện pháp giảm thiếu tiếng ồn đại quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn trong quyết định xử phạt ấn định. Do đó, có thể cơ sở này mới chỉ thực hiện nộp phạt tiền mà chưa thực hiện các hình thức phạt bổ sung và chưa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. 

Theo quy định pháp luật, khi đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạt hành chính. Nếu đã quá thời hạn trong quyết định mà cơ quan có thẩm quyền (UBND, công an,…) chưa có quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến các cơ quan này yêu cầu áp dụng các biện pháp đó.

Mong quý công ty giải đáp giúp tôi là hiện nay có những văn bản pháp lý nào liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trường đất (tài nguyên đất). Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Hiện nay, pháp luật về lĩnh vực tài nguyên đất đặc thù có: Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: 

Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi…
Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài…
Nghị định 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất
Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Thông tư 42/2014/TT-BTNMT về Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng…
Thông tư 35/2014/TT-BTNMT về điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai do Bộ trưởng …
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền…
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Tôi xin hỏi: Một vụ án hành chính kiện Quyết định hành chính của UBND tỉnh, do không tham gia phiên toàn Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định ủy quyền cho Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đại diện cho mình tham dự. Vậy việc ủy quyền sử dụng hình thức văn bản là Quyết định cá biệt là đúng hay sai? Tại sao?

Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:

Điều 60. Người đại diện

1. Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

2. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật:

a) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Người giám hộ đối với người được giám hộ;

c) Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

d) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;

đ) Những người khác theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.

Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính.

Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của Luật này.

Như vậy, theo luật mới, việc chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định ủy quyền cho phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường đại diện tham gia quá trình tố tụng là trái với quy định pháp luật.

Hiện tại gia đình tôi đã hoàn thành xong thủ tục cấp phép xây dựng. Nhưng quận có yêu cầu chúng tôi nộp thêm tiền phí môi trường là 60.000VNĐ /1m2 xây dựng. Gia đình tôi xây dựng trên diện tích 100m2 x 4 tầng vậy gia đình tôi phải đóng thêm là 24.000.000 VNĐ. Tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group như vậy có đúng luật không. Cám ơn Luật sư của LVN Group

Hiện nay phí môi trường không áp dụng trong trường hợp bạn nêu cũng như không có cách tính như bạn cung cấp. Do đó, hoặc bạn có sự nhầm lẫn ở đây hoặc cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu gia đình bạn nộp tiền mà không có căn cứ. Bạn cần yêu cầu làm rõ khoản thu trên (nội dung, mục đích, thuộc loại nào,…) sau đó cung cấp lại thông tin cho chúng tôi để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Chào Công ty tư vấn Luất LVN Group. Mình là kế toán công ty khai thác khoáng sản cụ thế là công ty mình khai thác đất san lấp công trình.mình muốn hỏi về các loại thuế phí mà doanh nghiệp mình phải chịu khi khai thác khoáng sản ?

Công ty bạn sẽ phải chịu các loại thuế, phí như:Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tài nguyên, thuế môn bài, Phí cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường.

rường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Môi trường – Công ty Luật LVN Group