VTV chuyển động 24h có tham vấn ý kiến của Luật sư của LVN Group Lê Minh Trường – Giám đốc điều hành Công ty luật LVN Group, chúng tôi trích đăng lại ý kiến của Luật sư của LVN Group để Quý khách hàng có thông tin tham khảo:

 

Ý KIẾN LUẬT SƯ VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG

P/V  Những băn khoăn của phụ huynh là có căn cứ hay không ?

Trước tiên, Tôi thấy đây là một dự án rất hay, giàu tính nhất văn và có ý nghĩa nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Về cơ chế hỗ trợ mà UBND thành phố Hà Nội đưa ra khá phù hợp với điều kiện phát triển chung của kinh tế ở nước ta.

Do những thiếu thông tin về kế hoạch, cách thức và phương án triển khai dự án chưa được thực sự cụ thể, thiếu minh bạch nên sự băn khoăn của phụ huynh là điều hoàn toàn dễ hiểu.

P/V Việc Sở chưa chốt nhà cung cấp nhưng đã phát đăng ký, dưới góc độ pháp lý có khúc mắc gì không?

Thứ nhất, Quan điểm của tôi là phải tổ chức đấu thầu để đảm bảo sự công bằng, công khai, khách quan và minh bạch.

Hiện nay, theo “đề án chương trình sữa học đường” chưa xác định được tổng mức kinh phí thực tế để thực hiện sự án là bao nhiêu.

Do vậy, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 1 Luật đấu thầu năm 2013 thì “ Dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án” thì phải thực hiện thủ tục đấu thầu theo quy định.

Đối chiếu với đề án về cơ chế hỗ trợ, đóng góp để thực hiện dự án đối với trường hợp học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ 50%; học sinh bình thường sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ 30%.

Như vậy, mặc dù đây là dự án hỗ trợ cho học sinh, tuy nhiên, về mặt bản chất ủy ban thành phố Hà Nội vẫn trích ít nhất là 30% vốn góp của nhà nước vào thực hiện dự án, cho nên, theo Tôi trường hợp này phải thực hiện đấu thầu theo quy định (gói thầu mua sắm hàng hóa).

Thứ hai, về hình thức đấu thầu:

Vì mặt hàng sữa là mặt hàng khá phổ biến và có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng này, cho nên, để đảm bảo về chất lượng và giá cả phù hợp nhất cho việc thực hiện đề án thì theo quan điểm của Tôi trường hợp này mình nên lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi (Theo quy định tại điều 22 Luật đấu thầu).

Tuy nhiên, nếu tổng dự toán vốn nhà nước dưới 30 % hoặc dưới 500 tỷ hoặc bị dự án bị chia nhỏ cho các quận/huyện để thực hiện thì có thể lựa chọn các hình thức khác như “chào hàng cạnh tranh”, hoặc chỉ định thầu nhưng hình thức này thường dễ phát sinh tiêu cực và khó kiểm soát chất lượng cũng như quy kết trách nhiệm nếu sai phạm.

P/V: Nếu coi đăng ký giữa phụ huynh và nhà trường là 1 thoả thuận dân sự thì phụ huynh có quyền gì trong việc giám sát quá trình tổ chức thực hiện hay kiểm định chất lượng sữa ?

Điều này hoàn toàn đúng và rất nên thực hiện, Hội phụ huynh cần chủ động tích cực tham gia giám sát để đảm bảo nguồn sữa, chất lượng sữa đến tay con Em mình đúng như cam kết trong hồ sơ thầu. Và đương nhiên, nếu phát sinh những trường hợp “ngộ độc sửa, thực phẩm” thì đương nhiên đơn vị được chỉ định thầu, đơn vị trúng thầu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường và nhà trường sẽ trách nhiệm liên đới theo quy định của pháp luật dân sự.

Trân trọng!

Luật sư: Lê Minh Trường – Giám đốc điều hành Công ty luật Minh KHuê