Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ

Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ: Bộ luật hình sự năm 1985; Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 1985:

Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó – là lần pháp điển hóa pháp luật hình sự thứ nhất. Bộ luật hình sự năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt Bộ luật hình sự năm 1985 đã được thông qua như nguồn trực tiếp duy nhất của pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa ...kịp thời điều chỉnh về mặt pháp hình sự các quan hệ xã hộiđang tồn tại đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa chống tội phạm nước ta từ giữa những năm 80cuối những năm 90 thế kỷ XX”. Với 04 lần sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997.

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về chế định đồng phạm như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm đồng phạm

2Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều những người đồng phạm

Người thực hành người trực tiếp thực hiện tội phạm

Người tổ chức người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người xúi giục người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

Người giúp sức người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm

3Phạm tội tổ chức hình thức đồng phạm sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm

4Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.” 

Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm đồng phạm. Việc xây dựng được khái niệm này là một thành tựu lớn trong kỹ thuật lập pháp hình sự lúc bấy giờ, khái niệm này có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dưới góc độ lý luận, bộ luật đáp ứng được yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cán bộ và sinh viên luật; dưới góc độ thực tiễn, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức thống nhất khi truy cứu trách nhiệm hình sự các trường hợp tội phạm do nhiều người cùng thực hiện, tránh được tình trạng bất đồng quan điểm có thể gây oan sai, sót, lọt tội phạm.

Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên quy định khái niệm đồng phạm đã đánh dấu một mốc phát triển trong việc xây dựng chế định đồng phạm nói riêng và trong hoạt động lập pháp hình sự nói chung ở nước ta. Thay thế cho thuật ngữ cộng phạmtòng phạmở các văn bản pháp luật hình sự trước đây, đồng phạmcó bản chất pháp lý không thay đổi nhưng chính xác hơn, bao gồm quan hệ đồng phạm, người đồng phạm, sự kiện đồng phạm,…

Bên cạnh đó, định nghĩa pháp lý sử dụng cụm từ Hai hoặc nhiều người” là một nhược điểm về kỹ thuật lập pháp, có sự lặp lại ở chỗ hai người” thuộc phạm trù nhiều người. Khoản 2 điều luật có sự liệt kê các loại người đồng phạm và giải thích riêng của các khái niệm từng loại người đồng phạm. Khoản 3 Điều 17 nêu định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội tổ chức. Về bản chất, phạm tội có tổ chức thực ra là một hình thức đồng phạm đặc biệt. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm cùng được quy định ngay tại khoản 4 Điều này.

Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản về mặt kĩ thuật lập pháp. định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm mới chỉ thể hiện hành vi của người thực hành trong đồng phạm khi sử dụng thuật nghữ “cùng thực hiện một tội phạm, như thế là chưa thể hiện được hành vi của 03 loại người đồng phạm khác: người tổ chức, người giúp sức và người xúi giục. Tại khoản 3 Điều này, khi giải thích, định nghĩa về phạm tội có tổ chức cũng như vậy, chỉ sử dụng thuật ngữ “thực hiện tội phạm.

Xét thấy, cần sử dụng thuật ngữ khác khái quát, đầy đủ hơn như “cùng tham gia việc thực hiện tội phạm” thì mới chặt chẽ, chính xác về mặt kỹ thuật lập pháp và phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật. Điều luật đưa ra định nghĩa pháp lý của 03 khái niệm về người thực hành, người tổ chức và người xúi giục tại các đoạn 2, 3 và 4 Khoản 2 nhưng học viên nhận thấy vẫn chưa đầy đủ, còn định nghĩa pháp lý của khái niệm về người giúp sức tại đoạn 5 Khoản 2 Điều 17 vẫn còn chung chung và trừu tượng, khó khăn trong việc áp dụng thực tế.

Về khía cạnh trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong đồng phạm, quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 chưa đảm bảo được nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự tối đa vì chưa giải quyết ở mức độ lập pháp một loạt các vấn đề quan trọng như: chưa có định nghĩa pháp lý về các hình thức đồng phạm khác (ngoài hình thức phạm tội có tổ chức) và về tổ chức tội phạm; còn thiếu các quy phạm về sự vượt quá của người thực hành và vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác trong trường hợp này.

Về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm quy định tại khoản 4 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985: Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Theo đó, nhà làm luật đã xác định rõ trách nhiệm hình sự và việc quyết định hình phạt đối với mỗi người đồng phạm tùy thuộc vào các yếu tố: tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia vào việc cùng phạm tội của từng người đồng phạm. Quy định như vậy thể hiện rõ nét nguyên tắc công bằng và nguyên tắc phân hóa, cá thể hóa khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc về dấu hiệu khách quan hoặc chủ quan của tội phạm hoặc là các tình tiết thuộc nhân thân của người phạm tội. Các tình tiết này thuộc người đồng phạm nào thì chỉ cân nhắc áp dụng riêng cho người đó.

2. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 01-07-2000. Bộ luật hình sự từ khi ra đời đến nay đóng vai trò là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ vững nền chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và công dân, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, sau hơn 15 năm thi hành, với những sự thay đổi to lớn về mọi mặt của đất nước, qua công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tiễn, Bộ luật hình sự năm 1999 đã bộc lộ nhiều hạn chế, đòi hỏi phải sửa đổi cơ bản, toàn diện để đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh mới. Chế định đồng phạm tại Bộ luật hình sự này cũng không ngoại lệ, có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu sửa đổi:

Điều 20. Đồng phạm

1. Đồng phạm trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều những người đồng phạm

Người thực hành người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người xúi giục người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

Người giúp sức người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội tổ chức hình thức đồng phạm sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm..

“Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.” 

Bộ luật hình sự năm 1999 cũng chỉ đề cập đến hành vi của người thực hành, mà chưa đề cập đến hành vi của 03 loại người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) khi sử dụng thuật ngữ “cùng thực hiện một tội phạmtrong định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm và thực hiện tội phạmtrong định nghĩa pháp lý về phạm tội có tổ chức (khoản 1,3 Điều 20), mà đúng hơn cần phải sử dụng các thuật ngữ thống nhất “cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm.

Định nghĩa pháp lý về người thực hành, người tổ chức và người xúi giục vẫn chưa đầy đủ, còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức vẫn còn chung chung và trừu tượng. Điều luật chưa có định nghĩa pháp lý về các hình thức đồng phạm khác (ngoài hình thức phạm tội có tổ chức) và về tổ chức tội phạm, còn thiếu các quy phạm về sự vượt quá của người thực hành và vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác trong trường hợp này, do đó chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.

Sở dĩ việc quy định các quy phạm về sự vượt quá của người thực hành có vị trí quan trọng đến như vậy bởi thực tiễn cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, nhưng cũng có không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác.

Luật hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định “vượt quácủa người thực hành trong Bộ luật hình sự hoặc trong các văn bản luật hình sự. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần phải xem xét đến trách nhiệm hình sự của người thực hành cũng như những người đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Quá trình áp dụng thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, đa số ý kiến cho rằng Bộ luật hình sự cần được sửa đổi bổ sung một cách căn bản, cần quy định chế định hành vi vượt quá của người thực hànhcùng với chế định đồng phạm đã được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự.

Về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, ở Bộ luật hình sự này, nhà làm luật đã có sự thay đổi nhỏ về mặt kỹ thuật lập pháp khi tách vấn đề quyết định hình phạt trong đồng phạm thành điều luật riêng (Điều 53) khỏi điều luật về chế định đồng phạm (Điều 20), về nhóm các điều thuộc Chương VII – Quyết định hình phạt. Sự bố trí như vậy thể hiện quan điểm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc, các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt nói chung, áp dụng cho các trường hợp phạm tội riêng lẻ đã nêu tại Chương này.

3. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự; tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.

Bộ luật hình sự (Bộ luật hình sự) năm 2015 ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Xét về chế định đồng phạm nói riêng, so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, thì về cơ bản Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của Bộ luật hình sự năm 1999 và có một số điểm mới như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội tổ chức hình thức đồng phạm sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức

Người thực hành người trực tiếp thực hiện tội phạm

Người tổ chức người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người xúi giục người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

Người giúp sức người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.” 

“Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Về mặt kỹ thuật lập pháp, Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được quy định thành 4 khoản (so với Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ gồm 3 khoản) và có sự thay đổi trật tự các khoản của Điều 20 của Bộ luật hình sự năm 1999: Khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999: 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều những người đồng phạmđược sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có sự thay đổi về kết cấu, vị trí cầu từ như sau: “3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”. Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức được chuyển thành khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi này là phù hợp và đảm bảo được tính logic cả về mặt nội dung và hình thức của quy định về đồng phạm. Theo quy định của Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 thì phạm tội có tổ chức được đặt ở vị trí sau nội dung quy định về các loại người đồng phạm. Theo chúng tôi, cách thức đặt vị trí của Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 là chưa phù hợp. Bởi vì, trong khoa học pháp lý hình sự thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Khác với các vụ án đồng phạm trong trường hợp bình thường là chỉ cần có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức bên cạnh phải thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu “câu kết chặt chẽgiữa những người đồng phạm. Chính vì vậy, phạm tội có tổ chức được sửa đổi đặt sau khái niệm về đồng phạm như quy định của Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, là hợp lý và cần thiết về mặt kỹ thuật lập pháp và kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật.

Về mặt nội dung, điểm mới cơ bản, đáng ghi nhận hơn cả là: lần đầu tiên trong lần pháp điển hóa thứ ba nhằm góp phần khẳng định các nguyên tắc nhân đạo, cả thể hóa phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng NNPQ”.

Nhà làm luật đã bổ sung thêm quy phạm của khoản 4 vào Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với nội dung “Người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Tác giả luận văn cho rằng đây là một điểm mới và tích cực của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi đã khắc phục được một phần những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử đối với hành vi vượt quá của người thực hành mà Bộ luật hình sự năm 1999 còn hạn chế.

* Quy định mới về hành vi vượt quá của người thực hành và xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp này

Pháp luật hình sự đến nay vẫn chưa có sự giải thích chính thức hoặc đưa ra cách thức xác định Hành vi vượt quácủa người thực hành hoặc ranh giới phân định Hành vi vượt quáhay “không hành vi vượt quácủa người thực hành. Bởi vì, để xác định hành vi của người thực hành đã thực hiện trong vụ án đồng phạm có phải là hành vi vượt quá hay không gặp rất nhiều khó khăn trong thực tế xét xử.

Ranh giới để phân biệt hành vi vượt quá hay hành vi không vượt quá phục thuộc vào việc làm rõ nhận thức và ý chí của người đồng phạm, tức là phụ thuộc vào việc xác định lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi được thực hiện. Nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là cùng cố ý” thực hiện hành vi thì hành vi này được xem là hành vi vượt quá và ngược lại, nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là không cùng cố ý” thực hiện hành vi thì hành vi này không được xem là hành vi vượt quá của người đồng phạm. Có thể nêu ra một số quan điểm của các nhà khoa học như sau: Hành vi vượt quá hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm thể thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm khác.

Hành vi vượt quá của người thực hành chính là điều kiện (căn cứ) để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác, đảm bảo nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không biết và không mong muốn. Hay nói cách khác, hành vi vượt quá của người thực hành mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện, cũng không mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Nghiên cứu về hành vi vượt quá của người thực hành, thực tiễn xét xử cho thấy hành vi vượt quá của người thực hành không đơn giản mà nó được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau chia ra làm hai loại chính: “Vượt quá về chất lượng của hành vi và vượt quá về số lượng của hành vi. Như vậy, học viên xác định hành vi vượt quá của người thực hành là việc tự thực hiện tội phạm của bản thân người đó mà không có sự cố ý cùng tham gia của những người đồng phạm khác. Bộ luật hình sự hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung thêm quy phạm giải thích về hành vi vượt quá của người thực hành hoặc cơ quan lập pháp có thể ban hành hướng dẫn, giải thích về vấn đề này trong thời gian tới.

Một trong các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm là nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm, tức là những người đồng phạm bên cạnh việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự riêng đối với hành vi mà cá nhân người đồng phạm đó một mình thực hiện và không có sự “cố ý cùng” tham gia của những người đồng phạm khác.

Khoản 4 Điều 17 Bộ luật hình sự quy định “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” là cụ thể hơn cho nguyên tắc này. Mỗi người đồng phạm không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm khác, nên khẳng định rằng những người đồng phạm khác đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Nội dung mới này Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của đã khắc phục được hạn chế lớn của Bộ luật hình sự năm 1999 trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm.

* Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm được thể hiện phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm phân tích nêu trên còn được thể hiện ở CTTP của một số tội phạm ở Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, cụ thể là Điều 109, 111, 112 và Điều 118 Bộ luật hình sự. Ở Điều 109 – Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trong nhóm đồng phạm hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; trong khi đó người đồng phạm khác, thì chỉ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Điều 118 – Tội phá rối an ninh, quy định khung hình phạt riêng nặng hơn đối với người kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự) phạt tù từ 05 năm đến 15 năm, trong khi đó đối với người đồng phạm khác, không có hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, nội dung các điều luật trên là điển hình cho nguyên tắc phân hóa trong xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Cơ quan lập pháp đã không chỉ dừng lại ở việc xác định nguyên tắc chung tại Phần những quy định chung Bộ luật hình sự mà cụ thể hóa vào từng điều luật ở Phần các tội phạm Bộ luật hình sự thể hiện đường lối xử lý tội phạm quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự: Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,…” và Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, tổ chức,…” đồng thời thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phòng ngừa, đấu tranh xử lí, răn đe tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

* Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn giữ nguyên quy định vquyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Nội dung này trên thực tiễn nhìn chung vẫn đang được áp dụng thuận lợi, chưa gặp khó khăn, vướng mắc gì. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm vừa tuân thủ các quy định chung về quyết định hình phạt (Điều 50 Bộ luật hình sự) vừa phải tuân theo quy định bổ sung cho trường hợp phạm tội này (Điều 58 Bộ luật hình sự).

* Một hạn chế khác, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa đề cập đến hành vi của 03 loại người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) khi sử dụng thuật ngữ “cùng thực hiện một tội phạmtrong định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm (khoản 1) và “cùng thực hiện tội phạmtrong định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội có tổ chức (khoản 2). Quy định tại điều luật vẫn chưa đảm bảo sự hợp lý về mặt thực tiễn và chính xác về mặt khoa học khi chưa sử dụng thuật ngữ thống nhất là “cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Các định nghĩa pháp lý của các khái niệm người thực hành, người tổ chức và người xúi giục vẫn chưa đầy đủ các còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức vẫn còn chung chung và trừu tượng.

* Quy định về phạm tội tổ chức

Ngoài định nghĩa pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự, phạm tội có tổ chức tiếp tục được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành. Tình tiết này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 và điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tình tiết phạm tội có tổ chức còn được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt của 130 điều trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như ở tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự), tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự), tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325 Bộ luật hình sự)….

Một số CTTP có hành vi khách quan chỉ có thể do nhiều người cố ý cùng tham gia thực hiện (đồng phạm) như CTTP tội bạo loạn được quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và CTTP tội phá rối an ninh Điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Những quy phạm pháp luật hình sự này đã góp phần thể hiện rõ đường lối, chính sách nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh, xử lý, trấn áp hình thức đồng phạm đặc biệt này.

Bên cạnh đó, khi xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta trong thời gian gần đây đã khẳng định “cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa chế pháp hình sự để đấu tranh hiệu quả với tình hình phạm tội tổ chức. Đặt ra yêu cầu Bộ luật hình sự ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm “tổ chức tội phạmbên cạnh khái niệm Phạm tội tổ chức”. Bộ luật hình sự hiện hành chưa ghi nhận các vấn đề quan trọng như các định nghĩa pháp lý của các khái niệm về các hình thức đồng phạm khác (ngoài hình thức đồng phạm đặc biệt – phạm tội có tổ chức).

Trên cơ sở tiếp thu một số quan điểm khoa học luật hình sự, học viên nhận thấy cần có sự nghiên cứu sâu sắc hơn về một dạng điển hình của hình thức phạm tội có tổ chức, đó là tổ chức tội phạm, định hướng xây dựng quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này trong tương lai. Học viên đặc biệt lưu tâm tới vấn đề phạm tội có tổ chức bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội của hình thức đồng phạm đặc biệt này.

Bộ luật hình sự hiện hành mặc dù chưa đưa ra khái niệm tổ chức tội phạm nhưng cũng đã đề cập đến tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tại Điều 109. Tổ chức tội phạm như tên gọi của nó, thể hiện là tổ chức bất hợp pháp, được thành lập với mục đích phạm tội, những tổ chức như vậy đang hiện hữu và phát triển phức tạp, dù ở hình thức nào cũng gây nguy hiểm lớn cho xã hội. TS Trần Quang Tiệp đã xây dựng khái niệm: “Tổ chức tội phạm một tập hợp người sự liên kết, phân công, phối hợp hoạt động với nhau do một hoặc một số nhân thành lập, điều khiển một cách kế hoạch nhằm thực hiện một hoặc nhiều tội phạm.

Trong tổ chức tội phạm bao giờ cũng có sự phân công vai trò rõ ràng giữa các thành viên. Liên hệ thực tế ở Việt Nam, ta có thể kể đến tổ chức tội phạm do Trương Văn Cam cầm đầu, các băng nhóm cho vay nặng lãi quy mô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, các băng Phúc “Bồ”, Khánh “Trắng” ở Hà Nội, băng Dung “Hà”, Cu Nên ở Hải Phòng, nhóm tội phạm do Nguyễn Xuân Đường (Đường “nhuệ”) cầm đầu ở Thái Bình… Theo Bộ Công an, tổ chức tội phạm ở Việt Nam có những đặc trưng cơ bản như: Là một tổ chức bí mật, khép kín, bất hợp pháp (có thể núp dưới danh nghĩa một tổ chức hợp pháp) được hình thành với mục đích là phạm tội, thu lợi bất hợp pháp về kinh tế.

Tổ chức hoạt động rõ ràng, chặt chẽ, mang tính chất hệ thống, có tên cầm đầu, chỉ huy thống nhất, có kỷ luật riêng được quy ước bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hầu hết các băng nhóm tội phạm có tổ chức cao và số lượng người phạm tội đông, có sự chọn lọc, tuyển lựa. Hoạt động dưới các vỏ bọc hình thức phụ trách nhà hàng, khách sạn, các công ty, doanh nghiệp… Thậm chí cả hoạt động từ thiện để công khai, tạo uy tín. Các tổ chức này có nhiều thủ đoạn móc nối với một số cán bộ, nhân viên nhà nước biến chất, lôi kéo họ giúp đỡ, tạo điều kiện che giấu tội phạm hoặc để trốn tránh pháp luật.

Tội phạm có tổ chức – phạm tội có tổ chức đều được coi là những tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tùy theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia. Trong khi đó, qua việc nắm bắt, cập nhật tình hình an ninh – chính trị, kinh tế – xã hội thế giới hiện nay đồng thời qua việc nghiên cứu một số công trình khoa học gần đây của các nhà khoa học luật hình sự như bài viết Nhận diện tội phạm tổ chức” của TS. Nguyễn Khắc Hải, sách chuyên khảo Chính sách hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0” của PGS.TS Trịnh Tiến Việt chủ biên.

Trong đó có phân tích rõ ràng, tổng thể về chế định tội phạm có tổ chức, nhấn mạnh sự bùng nổ nguy hiểm của tội phạm có tổ chức giai đoạn toàn cầu hóa dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Học viên nhận thấy, việc cho ra đời những quy phạm về phạm tội có tổ chức là vấn đề cấp thiết. pháp luật hình sự cần nhanh chóng có những chế tài đặc biệt nghiêm khắc để điều chỉnh, ngăn chặn và xóa sổ loại tội phạm này, giữ vững an ninh trật tự xã hội như xây dựng Điều luật quy định về tội chức tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự, trong đó quy định chặt chẽ về trách nhiệm hình sự đối với người thành lập, lãnh đạo tổ chức tội phạm phân hóa với người tham gia tổ chức tội phạm.

Với những phân tích, đánh giá nêu trên, Tác giả luận văn nhận thấy cơ quan lập pháp và liên ngành Tư pháp Trung ương cần sớm có sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự hiện hành hoặc có những hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với chế định đồng phạm nhằm đảm bảo sự chính xác, thống nhất, xuyên suốt quá trình áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com