Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Các trường hợp áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính với người vi phạm.

ap-dung-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinhap-dung-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinhÁp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Các trường hợp áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính với người vi phạm.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group, tôi xin được tư vấn một số vấn đề như sau:

1/ Khi nào thì áp dụng xử phạt hành chính cảnh cáo và phạt tiền.

2/ Đối với trường hợp bán rong trên vỉa hè hoặc chăn thả gia súc nơi công cộng thì xử phạt như thế nào? Biên bản áp dụng về lĩnh vực nào? Thẩm quyền xử phạt là ai? và trường hợp nào được tịch thu hiện vật? Quy trình xử phạt cho đến khi tịch thu hiện vật (Nhắc nhở cảnh cáo, lập biên bản xử phạt, nếu tiếp tục vi phạm thì tịch thu…?). Mong LVN Group tư vấn cho tôi.

Bản thân là cán bộ quản lý đô thị UBND cấp xã. Còn nhiều thiếu xót nên mong LVN Group có thể giải đáp tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin cảm ơn LVN Group.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trước tiên, nếu xử phạt hành chính phải xác định được thẩm quyền của người ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm cụ thể. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

+ Trục xuất.

Trong đó hình thức cảnh cáo, phạt tiền là chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Những hình thức còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Thứ nhất: Khi nào thì áp dụng xử phạt hành chính cảnh cáo và phạt tiền.

+ Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

+  Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức trừ trường hợp xử phạt trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh

Lưu ý: Khi xử hành chính mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ hai: Xử phạt về bán hàng rong

Quy định về bán hàng rong, hoạt động kinh doanh không đăng ký sẽ áp dụng căn cứ về những hành vi cấm theo quy quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007. Áp dụng xử phạt tuân thủ theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ – CP. Mẫu biên bản xử phạt áp dụng theo Thông tư số 05/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2014.

Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định:

ap-dung-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinhap-dung-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

“Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

+ Nghị định 171/2013/NĐ – CP

Điều 69. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này

Thứ ba: Tịch thu tang vật

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Xe đạp chở ba có bị phạt tiền không?

– Xử phạt người bán hàng rong bên lề đường

– Bán hàng rong có phải đăng ký kinh doanh?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com