Bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xử xảy ra tràn lan trên thị trường. Vì lợi ích vật chất cá nhân mà nhiều đối tượng đã có hành vi bất chấp sức khỏe của người dân như vậy. Vậy với hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt như thế nào?

1. Thế nào là thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, xuất xứ hàng hóa được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc đối với trường hợp hàng hóa nào được sản xuất nhiều công đoạn ở nhiều nước khác nhau thì nơi thực hiện các công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ được hiểu là hàng hóa được bán trên thị trường mà không có căn cứ nào xác định được nguồn gốc nơi sản xuất từ đâu hay hàng hóa xuất xứ từ đâu.

Các thông tin để xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa gồm những thông tin được ghi nhận trên nhãn của hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; các chứng từ để chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng như các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua bán, tờ khai hải quan, hoặc các giấy tờ khác để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các loại hàng hóa và giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa với các bên có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. 

Như vậy, theo các quy định trên, thuốc là một loại mặt hàng hóa lưu thông trên thị trường. Thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thuốc bán trên thị trường nhưng không có căn cứ, cơ sở để xác định nơi nguồn gốc sản xuất là từ đâu. Việc kinh doanh, buôn bán những sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. 

2. Bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt như sau:

– Mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng – 500 nghìn đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ:

– Mức xử phạt từ 500 nghìn đồng – 1 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 1 triệu đồng – 3 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 5 triệu đồng – 7 triệu đồng đối với kinh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 10 triệu đến dưới 20 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 7 triệu đồng – 10 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 20 triệu đến dưới 30 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 10 triệu đồng – 15 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 30 triệu đến dưới 40 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 15 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 40 triệu đến dưới 50 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 50 triệu đến dưới 70 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 30 triệu đồng – 40 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 70 triệu đến dưới 100 triệu đồng:

– Mức xử phạt từ 40 triệu đồng – 50 triệu đồng đối với kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ giá trị từ 100 triệu đồng trở lên:

Lưu ý: trường hợp nhập khẩu hàng hóa là thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế mà kinh doanh vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt gấp hai lần mức xử phạt như trên.

– Ngoài việc bị xử phạt tiền như trên, người thực hiện hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ phải buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Hình thức xử phạt bổ sung này được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức có thực hiện hành vi vi phạm hành chính sẽ phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, phải buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ:

Theo quy định tại Khoản 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị xử phạt hành chính nếu có hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, bao gồm:

– Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong đó, tổ chức bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã.

+Các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp hay hợp tác xã.

+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

+ Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

– Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

4. Khi phát hiện cá nhân, tổ chức buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì tố cáo tại đâu?

Hiện nay, việc buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường tràn làn rất nhiều, đặc biệt là thuốc trong lĩnh vực y tế. Do đó, các cơ quan chức năng ban ngành cần thực hiện các biện pháp để duy trì nghiêm túc việc kiểm tra hậu kiểm, đối chiếu hồ sơ sổ sách, đối chiếu hàng hóa, kịp thời phát hiện thuốc hết hạn dùng, thuốc có nghi ngờ về chất lượng. Bên cạnh đó có những chính sách xây dựng hệ thống để truy tìm lại hồ sơ thuốc.

Và người dân khi phát hiện có dấu hiệu cơ sở kinh doanh hoặc cá nhân có hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cần tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết như Chủ tịch Ủy ban nhân quận/huyện hoặc Cục quản lý thị trường tại địa bàn. Dưới đây là mẫu đơn tố cáo người dân có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

              Hà Nội, ngày …..tháng……..năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

(Về ………. của ……………..)

Kính gửi:     Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện…………

Họ và tên tôi: ………………… Sinh ngày: …………………

Chứng minh nhân dân số: …………………

Ngày cấp: …./…../20…….                         Nơi cấp: Công an tỉnh ………….

Hộ khẩu thường trú: ……………

Chỗ ở hiện tại: …………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành xác minh đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ………………Sinh ngày: …………………

Chứng minh nhân dân số: …………………

Ngày cấp: ………………Nơi cấp: ……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………

Vì Anh/Chị ……………….. đã có hành vi ………………của tôi gồm …………

 Sự việc cụ thể như sau:………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị……….. đã có hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ………….. Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi ……………….

– Buộc cá nhân hoặc tổ chức …………… phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com