Các quy chế chính trị – pháp lý của Pháp ở Việt Nam thời kì thuộc Pháp

Các quy chế chính trị – pháp lý của Pháp ở Việt Nam thời kì thuộc Pháp. Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.

Các quy chế chính trị – pháp lý của Pháp ở Việt Nam thời kì thuộc Pháp. Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.


A.NỘI DUNG

Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược năm 1858. Trong thời gian xâm lược, thực dân Pháp đã xác lập các quy chế chính trị-pháp lý, dần dần hoàn chỉnh và củng cố chính quyền thực dân phong kiến cùng các phương tiện cai trị hữu hiệu. Để làm rõ các quy chế chính trị – pháp lý này, em quyết định chọn đề tài: “Các quy chế chính trị – pháp lý của Pháp ở Việt Nam thời kì thuộc Pháp.” Bài viết còn có nhiều thiếu sót do hạn chế về kiến thức và kĩ năng lập luận. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 

B.NỘI DUNG

• Quy chế chính trị của Pháp ở Việt Nam thời kì Pháp thuộc:

• Khái niệm quy chế chính trị:

Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007 thì “quy chế là  những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó.”

Như vậy, quy chế chính trị là những điều đã được quy định thành chế độ về chính sách cai trị của giai cấp thống trị, theo đó, giai cấp bị thống trị buộc phải thực hiện theo. Thực dân Pháp đã thực hiện nhiều quy chế chính trị khác nhau đối với các nước thuộc địa: quy chế bảo hộ, quy chế nửa bảo hộ, quy chế lãnh đại thuế, quy chế thuộc địa.

• Các quy chế chính trị của Pháp ở Việt Nam:

Sau khi đánh chiếm Bắc kỳ và Trung kỳ, kể từ hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam kỳ vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Sự thiếu thống nhất này đã gây ra cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa.

Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp. Có thể nói, Sắc lệnh thành lập này cùng với một số sắc lệnh được ban hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản có tính lập pháp, tạo ra cơ sở pháp lý cơ bản để hoàn thiện và củng cố chính quyền thuộc địa ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của Pháp, là lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Trong đó, Việt Nam được chia ra làm ba xứ với những quy chế chính trị pháp lý tương ứng:

     – Bắc kỳ (từ Ninh Bình ra Bắc): Quy chế “nửa bảo hộ” (trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng được hưởng quy chế đất “thuộc địa”).

     – Trung kỳ (từ Thanh Hóa vào tới Bình Thuận): Quy chế “bảo hộ” (trừ thành phố Đà Nẵng hưởng quy chế “thuộc địa”).

     – Nam kỳ: Quy chế “thuộc địa”.

Dù là quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều thuộc địa. Ba xứ ở Việt Nam thường được người Pháp gọi chung bằng một địa danh “An Nam thuộc Pháp”. Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ hưởng các quy chế chính trị khác nhau, nên có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy chế pháp lý khác nhau.

cac-quy-che-chinh-tri-phap-ly-cua-phap-o-viet-nam-thoi-ky-thuoc-phapcac-quy-che-chinh-tri-phap-ly-cua-phap-o-viet-nam-thoi-ky-thuoc-phap

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com