Để bảo đảm cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, tránh việc khai thác bừa bãi, lãng phí thì các quốc gia thường sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau, trong đó có việc đánh thuế tài nguyên môi trường.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản quý giá của quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất và quản lý. Đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, nếu được quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả thì đó sẽ là nguồn lợi lớn và phát triển lâu dài cho cho sự phát triển của quốc gia đó. Ngược lại, nếu việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, lãng phí cho sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người.
1. Ai phải nộp thuế tài nguyên?
Thuế tài nguyên được hiểu là một loại thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên
Theo điều 3 Luật thuế tài nguyên 2009 thì người phải nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
+ Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Như vậy, căn cứ để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó có nghĩa vụ phải nộp thuế tài nguyên cho Nhà nước Việt Nam là dựa vào dấu hiệu có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
Vậy chủ thể nào sẽ nhân danh nhà nước thực hiện quyền thu thuế đối với những đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế vừa nêu trên?
Cơ quan thuế sẽ nhân danh nhà nước thực hiện việc thu thuế, ngoài ra con có sự tham gia phối hợp của chính quyền địa phương trong một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như đối với việc quy định tính giá tính thuế đối với một số loại tài nguyên do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định để áp dụng cho các trường hợp không thể xác định giá tính thuế theo các thông thường hoặc trong một số trường hợp miễn, giảm thuế phải có ý kiến hoặc xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực
2. Cách lập tờ khai, kê khai thuế tài nguyên theo Thông tư mới nhất:
2.1. Mẫu tờ khai thuế tài nguyên:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN
[01] Kỳ tính thuế: □ tháng …….. năm …….
□ Lần phát sinh, ngày …. tháng …. năm …..
[02] Lần đầu * [03] Bổ sung lần thứ *
[04] Tên người nộp thuế:…………….
[05] Mã số thuế:…………..
[06] Địa chỉ: …………..[07] Quận/huyện:…………….[08] Tỉnh/ Thành phố:.
[09] Điện thoại: ……………. [10] Fax: …………..[11] E-mail:
[12] Đại lý thuế (nếu có) :……………….
[13] Mã số thuế:……………
[14] Địa chỉ: …………
[15] Quận/huyện: ………………. [16] Tỉnh/Thành phố: …………….
[17] Điện thoại: ………………… [18] Fax: ……………… [19] Email: ……………..
[20] Hợp đồng đại lý thuế, số:…………….ngày ……………..
STT | Tên loại tài nguyên | Sản lượng tài nguyên tính thuế | Giá tính thuế đơn vị tài nguyên | Thuế suất (%) | Mức thuế tài nguyên ấn định trên 1 đơn vị tài nguyên | Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ | Thuế tài nguyên dự kiến được miễn giảm trong kỳ | Thuế tài nguyên phát sinh phải nộp trong kỳ | |
Đơn vị tính | Sản lượng | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) = (4) x (5) x (6) hoặc (8) = (4) x (7) | (9) | (10) = (8) – (9) |
I | Tài nguyên khai thác: | ||||||||
1 | Tài nguyên A | ||||||||
2 | Tài nguyên B | ||||||||
… | ….. | ||||||||
II | Tài nguyên thu mua gom: | ||||||||
1 | Tài nguyên A | ||||||||
2 | Tài nguyên B | ||||||||
….. | |||||||||
III | Tài nguyên tịch thu, giao bán: | ||||||||
1 | Tài nguyên A | ||||||||
2 | Tài nguyên B | ||||||||
….. | |||||||||
Tổng cộng: | x | x | x | x | x |
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: Chứng chỉ hành nghề số: ………. |
…., Ngày ……tháng …. …năm …. NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)) |
2.2. Hướng dẫn lập tờ khai thuế tài nguyên:
Đối với tài nguyên khai thác được ấn định số thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị sản lượng tài nguyên thì thuế tài nguyên phải nộp tại chỉ tiêu (8) = (4) x (7)
Các chỉ tiêu tại cột (2), cột (3) tên loại tài nguyên và đơn vị phải đảm bảo theo đúng quy định về khung giá tính thuế tài nguyên do Bộ tài chính quy định; Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành
Chỉ tiêu (09): kê khai thông tin địa bản nơi NNT có hoạt động khai thác tài nguyên khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính theo quy định tại Điểm 8 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp người nộp thuế có hoạt động khai thác tài nguyên trên nhiều huyện thì thực hiện khai vào chỉ tiêu này như sau:
+ Nếu Cục thuế là cơ quan thuế quản lý thu thì người nộp thuế khai 01 huyện đại diện nơi có phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên
+ Nếu Chi cục thuế khu vực là cơ quan thuế quản lý thu thì người nộp thuế khai 02 huyện đại diện Chi cục thuế khu vực nơi có phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên
+ Trường hợp người nộp thuế có văn bản giao cho đơn vị phụ thuộc trên địa bàn có hoạt động khai thác tài nguyên khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính trực tiếp kê khai, nộp thuế tài nguyên thì không phải khai chi tiết điều này
– Chỉ tiêu tại cột 2 “tên loại tài nguyên” : Mỗi loại tài nguyên khai thác thu mua gom, tài nguyên tịch thu giao bán tương ứng với từng mức thuế suất trong biểu thuế suất tài nguyên được kê khai vào một dòng của tờ khai
+ Chỉ tiêu: “Tài nguyên khai thác”
Khai tên của tài nguyên khai thác theo từng nhóm và loại tài nguyên tương ứng với từng mức thuế suất được quy định trong Biểu thuế suất thuế tài nguyên do Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội quy định. Mỗi loại tài nguyên có cùng căn cứ tính thuế được kê khai vào một dòng của tờ khai.
+ Chỉ tiêu “Tài nguyên thu mua gom”
Tại mục kê khai tài nguyên thu mua gom thì chỉ những tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên từ các tổ chức, cá nhân nhỏ lẻ khác và cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai nộp thuế thay tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân thu mua gom nộp thuế
+ Chỉ tiêu “Tài nguyên tịch thu, giao bán”
Tại mục kê khai tài nguyên tịch thu, giao bán thì đối với những tổ chức, cá nhân khi bị bắt sẽ được giao bán tài nguyên và khi đó họ phải kê khai nộp thuế đối với những loại tài nguyên này trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, đấu giá, trích thưởng theo chế độ.
– Cột (3) Chỉ tiêu “Đơn vị tính”
Người khai thuế ghi đơn vị tính của từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom, tài nguyên tịch thu giao bán theo kg, m3, tấn, thùng, KW/h…
– Cột (4) Chỉ tiêu “Sản lượng”
Người khai thuế ghi sản lượng của từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom hoặc tài nguyên tịch thu, giao bán trong kỳ vào cột (4);
Số liệu ghi vào cột này có thể là số lượng, khối lượng, trọng lượng tài nguyên thương phẩm, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.
– Cột (5) Chỉ tiêu “Giá tính thuế đơn vị tài nguyên”
Giá tính thuế đơn vị tài nguyên được kê khai theo từng loại đơn vị sản phẩm tài nguyên được tính như sau:
Giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên | = | Tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) bán tài nguyên |
Tổng sản lượng tài nguyên bán ra |
Lưu ý: Thu mua gom hoặc tài nguyên tịch thu giao bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng
– Cột (7) Chỉ tiêu “Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên”
Số liệu ghi vào cột này là mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên của cơ quan có thẩm quyền quy định.
– Cột (9): Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên dự kiến được miễn giảm trong kỳ”
Tại cột này ta căn cứ vào các trường hợp được miễn giảm và loại tài nguyên được miễn, giảm theo quy định, người nộp thuế kê khai số thuế dự kiến được miễn giảm trong kỳ
3. Thủ tục khai thuế tài nguyên:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai thuế tài nguyên:
Hồ sơ khai thuế tài nguyên tháng bao gồm: Tờ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN ban hành kèm thông tư 156/2013/TT-BTC
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên trực tiếp tại tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Một số trường hợp cụ thể địa điểm nộp hồ sơ khai thuế quy định như sau:
+ Hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên mà người nộp thuế có trụ sở chính ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế).
+ Trường hợp người nộp thuế có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố này nhưng có hoạt động khai thác tài nguyên tại tỉnh, thành phố khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên quy định.
* Việc khai thuế tài nguyên để xác định số thuế tài nguyên phải nộp theo phương pháp khoán
Bước 3: Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận:
– Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế