Cách xác định số tiền bảo hiểm được thanh toán với cơ sở có xảy ra cháy, nổ

Cách xác định số tiền bảo hiểm được thanh toán với cơ sở có xảy ra cháy, nổ. Thanh toán bảo hiểm cháy nổ khi xảy ra cháy nổ.

Cách xác định số tiền bảo hiểm được thanh toán với cơ sở có xảy ra cháy, nổ. Thanh toán bảo hiểm cháy nổ khi xảy ra cháy nổ.


Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ . Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 220/2010/TT-BTC thì tài sản phải đảm gia bảo hiểm cháy, nổ bao gồm: 

– Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;

– Máy móc thiết bị;

– Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác.

Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cháy, nổ.

Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Điều 9 Nghị định 130/2006/NĐ-CP thì có những nội dung chính sau đây:

– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

– Giá trị tài sản được bảo hiểm cháy, nổ;

– Quy tắc, biểu phí bảo hiểm được áp dụng;

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm;

– Mức phí, phương thức đóng bảo hiểm;

– Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần;

– Thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

– Trách nhiệm của bên mua và bên bán bảo hiểm;

– Các quy định giải quyết tranh chấp; 

– Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;

– Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Theo đó, các thức xác định số tiền bảo hiểm được thanh toán dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra. 

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

– Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận.

+ Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm. 

– Khi có sự kiện cháy nổ xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp chịu. 

Cach-xac-dinh-so-tien-bao-hiem-duoc-thanh-toan-voi-co-so-co-xay-ra-chay-noCach-xac-dinh-so-tien-bao-hiem-duoc-thanh-toan-voi-co-so-co-xay-ra-chay-no

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

Trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com