Khi bán hàng bị trả lại thì phải xử lý như thế nào? Viết hóa đơn trả lại hàng được quy định như thế nào và có gì cần phải lưu ý?
Khi bán hàng bị trả lại thì phải xử lý như thế nào? Viết hóa đơn trả lại hàng được quy định như thế nào và có gì cần phải lưu ý?
Doanh nghiệp bạn mua hàng hóa và hóa đơn đã được lập nhưng sau đó bạn phất hiện ra hàng hóa không đúng chất lượng hay không đúng quy cách và phải trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp này bạn cần lập hóa đơn bán hàng trả lại. Tuy vào từng trường hợp kế toán có thể lập hóa đơn như sau:
– Trường hợp bên mua là công ty có khả năng xuất hóa đơn trả lại hàng: Khi đó bên mua hàng sẽ lập hóa đơn trả lại hàng cho bên bán, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng chất lượng, quy cách, tiền thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp bên mua là cá nhân không có khả năng xuất lại hóa đơn: Khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn) đã lập trước đó, lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế giá trị gia tăng của bên bán.
Áp dụng mẫu hóa đơn hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Thông tư 64/2013/TT-BTC, trong đó lưu ý như sau:
– Đơn vị bán hàng: tên, địa chỉ bên trả lại hàng.
– Bên mua hàng: là công ty có hàng bán bị trả lại.
Còn các thông tin khác điền theo mẫu đơn mà Thông tư quy định dưới đây:
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu |
Ký hiệu: AA/13P Số: 0000001 |
Ngày……..tháng…….năm 20….
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH A
Mã số thuế:
Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội
Điện thoại:…………………………………. Số tài khoản………………………………………………………………………………….
Họ tên người mua hàng………………………………………………………. …… ………………………………………………………
Tên đơn vị………………………………………………………………………………………………………………………………………
Mã số thuế:……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ……………………………………………………………………………………………………………………………………………
Số tài khoản…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Hình thức thanh toán:………………………………………………………………………………………………………………………..
Số tài khoản………………………………………………………………………………………………………………………..
STT |
Tên hàng hóa, dịch vụ |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=4×5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền hàng:……………………………………………………………………………………………………………….. |
|||||
Thuế suất GTGT: ….…… % , Tiền thuế GTGT:…………………………………………………………………………………………………………….. |
|||||
Tổng cộng tiền thanh toán:…………………………………………………………………………………………… Số tiền viết bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………… |
Người mua hàng |
Người bán hàng |
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
(In tại Công ty ………………………………………………………, Mã số thuế……………………………………………….)
Ghi chú:
– Liên 1: Lưu
– Liên 2: Giao người mua
– Liên 3:…..
Pháp luật đã quy định rất chi tiết về cách thức trả lại hàng hóa cũng như việc viết hóa đơn trả lại hàng hóa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa trên thị trường.