Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP.
Quản lý hành chính là một lĩnh vực nhạy cảm, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp giải quyết, đáp ứng các yêu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể các nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu bồi thường khi có những hành vi vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt động quản lý hành chính.
Trong đó, Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 16 tháng 11 năm 2010 quy định rõ căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, là tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 16 tháng 11 năm 2010, thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
+ Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Luật);
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra;
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
2. Các trường hợp Nhà nước không phải bồi thường.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 16 tháng 11 năm 2010, thì:
Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Theo quy định trên cho thấy, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không trực tiếp quy định yếu tố lỗi là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nhưng theo khoản 3 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về một số trường hợp không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã gián tiếp quy định về căn cứ lỗi trong việc xác định căn cứ để thực hiện việc bồi thường. Theo đó, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Theo đó, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:
– Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ;
– Người bị thiệt hại che giấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
– Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.