Cảnh sát cơ động bắt lỗi sai xử lý như thế nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Cảnh sát cơ động bắt lỗi sai xử lý như thế nào?

Cảnh sát cơ động bắt lỗi sai xử lý như thế nào?

Cảnh sát cơ động bắt lỗi sai xử lý như thế nào? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát giao thông.

Cảnh sát cơ động bắt lỗi sai xử lý như thế nào? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát giao thông.


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi? E đi gần 1km va cảnh sát cơ động đuổi theo nói e vượt đèn đỏ e đòi hỏi hình ảnh ko có rùi chỉ lỗi lung tung va bắt e xuất trình giấy tờ và e không chấp nhận em ko có lỗi va 5 sáu người áp bước và chiếm đoạt tài sản e có thẻ kiện vào điều khoản nao?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ quy định:

2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện đ kim soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”

Và Điều 5 Thông tư 01/2016/NĐ-CP quy định về quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ quy định:

Điều 5. Quyền hạn

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khin phương tiện hoặc nhng người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

…. “.

Theo các quy định này, thứ nhất, cảnh sát cơ động có quyền dừng phương tiện của bạn khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật. Thứ hai, cảnh sát cơ động có quyền “áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính”, nghĩa là có quyền tạm giữ phương tiện của bạn.  Do đó, việc cảnh sát cơ động dừng xe của bạn khi trực tiếp phát hiện hành vi vượt đèn đỏ là đúng quy định.

Căn cứ Khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm đối với mô tô, xe máy  thì cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu.

Tuy nhiên Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định:

1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kim soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ”.

3. Đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh thì có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Đối với những trường hợp khác thì phải củng cố hồ sơ vi phạm chuyển đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt”

Theo quy định này, cảnh sát cơ động có quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt đối với hành vi vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của mình. Trường hợp hành vi không thuộc thẩm quyền thì cảnh sát cơ động lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.

canh-sat-co-dong-bat-loi-sai-xu-ly-nhu-the-nao.canh-sat-co-dong-bat-loi-sai-xu-ly-nhu-the-nao.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Tuy nhiên nếu bạn không đồng ý với quyết định, hành vi của Cảnh sát cơ động hoặc thấy có quyền, lợi ích bị xâm hại trong quá trình cưỡng chế thu giữ phương tiện thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền theo Luật Khiếu nại 2011.

Trình tự và hình thức khiếu nại được quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Khiếu nại 2011:

Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

… “

Điều 8. Hình thức khiếu nại

1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com