Chặt gỗ rừng đặc dụng bị xử lý như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm.
Chặt gỗ rừng đặc dụng bị xử lý như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm.
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua gia đình tôi có khai thác gỗ chặt nhầm vào rừng đặc dụng 5 cây keo và bị lực lượng kiểm lâm bắt được đo được 1,4m3 gia đình tôi đã dùng phương tiện xe công nông tự chế chở số gỗ trên tôi muốn hỏi mức phạt là bao nhiêu và phương tiện xe của tôi có bị thu hồi hay không? Mong luật sư giúp đỡ?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị định 157/2013/NĐ-CP
– Nghị định 32/2006/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
– Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác rừng trái phép:
“3. Khai thác rừng đặc dụng trái phép
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
– Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3đến 2 m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3đến 3 m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3đến 5 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3.
b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3đến 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3đến 1,5 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3.
c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3đến 0,7 m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.”
– Căn cứ Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thì cây keo không phải là cây thuộc danh mục thực vật nguy cấp, quý hiếm, do đó mức phạt trong trường hợp của bạn theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 157/2013/NĐ-CP, đối với khối lượng gỗ là 1,4m3 thì mức phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
>>> LVN Group tư vấn về xử phạt chặt phá rừng qua tổng đài: 1900.0191
– Căn cứ Điểm c Khoản 3 Khoản 12 Khoản 13 Khoản 14 Khoản 15 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái phép như sau:
“Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.…11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hợp sau:
– Vi phạm có tổ chức.
– Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
– Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
– Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.
– Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
13. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
14. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
15. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này).”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng 1,4m3 thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 11 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì bị tịch thu phương tiện vận chuyển.