Chế độ được hưởng sau khi xuất ngũ của công dân. Chính sách, trợ cấp của hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự.
Chế độ được hưởng sau khi xuất ngũ của công dân. Chính sách, trợ cấp của hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Tôi đang làm việc tại một cơ quan nhà nước. Nếu tôi phải nhập ngũ thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi sẽ được hưởng các chế độ nào? Cảm ơn LVN Group!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, người đang đi làm mà trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Sau khi xuất ngũ, công dân sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định pháp luật như sau:
Khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
c) Được trợ cấp tạo việc làm;
d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Như vậy, khi xuất ngũ, bạn sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định được trích dẫn ở trên, như: được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ, được nhận lại việc làm tại cơ quan, tổ chức đã làm việc trước đó, được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội,…
Ngoài ra, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng trợ cấp khi xuất ngũ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 122/2006/NĐ-CP như sau:
1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
2. Trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
Nếu có tháng lẻ:
a) Dưới một tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
b) Từ một tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng một tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
c) Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.
3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được hưởng như sau:
a) Khi xuất ngũ về địa phương: hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, là lao động theo hợp đồng lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tính hưởng trợ cấp thôi việc như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng khi thôi việc. Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương do cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã làm việc trước khi nhập ngũ thanh toán theo quy định hiện hành.
Trường hợp các tổ chức, cơ sở kinh tế đã giải thể, cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức, cơ sở kinh tế nói trên đóng Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán.
b) Khi xuất ngũ chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng, thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức đưa họ về nơi cư trú bằng tàu, xe hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định.
6. Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ, mức chi cho buổi gặp mặt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Từ các quy định trên, sau khi bạn xuất ngũ, ngoài việc được hưởng các chế độ, chính sách như nội dung ban đầu đã cung cấp, bạn sẽ được hưởng khoản trợ cấp khi xuất ngũ như trợ cấp xuất ngũ 1 lần, phụ cấp quân hàm hiện hưởng,… Bạn có thế tham khảo các thông tin đã cung cấp ở trên để biết cụ thể các trường hợp cũng như mức hưởng đối với từng trường hợp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Bố là thương binh 2/4, con có được miễn nghĩa vụ quân sự?
– Con của thương binh hạng hai có được miễn nghĩa vụ quân sự?
– Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài
– Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài