Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật

Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật. Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 8,5 điểm.

Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật. Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 8,5 điểm.


MỞ ĐẦU

Trong 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế. Trong số các thành tựu đó phải kể đến Quốc triều Hình luật, một Bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của Triều Lê. Quốc triều hình luật đã có những nét đặc trưng, tiến bộ, thể hiện được trình độ lập pháp của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam. Ở đây ta thấy được nhiều nét tiếp thu pháp luật Trung Hoa, kế thừa pháp luật các triều đại trước, đồng thời có nhiều nét sáng tạo, đặc biệt là các quy định trong luật dân sự, thể hiện nhiều nét truyền thống, đạo lý của dân tộc. Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật là một ví dụ cụ thể, phần nào chứng minh cho trình độ lập pháp, khả năng trù liệu của các nhà làm luật và phản ánh truyền thống, đạo lý của ông cha.

Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em xin chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá về chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong Quốc triều hình luật”. Do đây là một đề tài lớn, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu nhưng vì kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để em có cơ sở tiếp thu và sửa chữa cho bài luận này hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG

I. Sơ lược về bộ luật “Quốc triều hình luật”, chế độ thừa kế tài sản và quan hệ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng.

1. Sơ lược về bộ luật “Quốc triều hình luật”.

Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn xưa nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay. Bộ luật được biên soạn vào năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức vì vậy còn được gọi là luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức được biên soạn dựa trên những luật lệ trước đó, phát triển thêm theo hệ thống, có tham khảo luật nhà Đường. Năm 1777, được tu chỉnh thành bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật) gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều, đó là cơ sở pháp luật chủ yếu của xã hội Việt Nam truyền thống trong nhiều thế kỷ. Bộ luật chứa nhiều điểm tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn rất nhiều so với các bộ luật cùng thời.

2. Chế độ thừa kế tài sản trong Quốc triều hình luật.

Về quan hệ thừa kế tài sản giữa vợ chồng thời Lê, theo quy định của bộ Quốc triều hình luật thì tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn khác nhau là:

+ Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng( phu điền sản).

+ Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình nhà vợ (thê điền sản).

+ Tài sản do 2 vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân(tài sản chung) hay tần tảo điền sản.

Nói đến tài sản của gia đình, các quy định của pháp luật thời Lê đều đặt điền thổ  lên hàng đầu. Các điều 374, 375, 376 của bộ luật không nói gì đến các động sản khác. Theo Vũ Văn Mẫu thì “điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư bản chính yếu, các động sản khác chỉ là các vật có ít giá trị”. Dưới thời đó vợ chồng tích trữ được tiền của đều mua ruộng đất (tậu ruộng đất). Sự giàu nghèo của một gia đình được đánh giá chủ yếu ở việc có nhiều hay ít ruộng đất.  

Còn “thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Quốc triều hình luật quy định hai trình tự thừa kế như sau: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật. Trong đó, quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng chỉ xuất hiện trong hình thức thừa kế theo luật.

che-do-thua-ke-tai-san-trong-quoc-trieu-hinh-luatche-do-thua-ke-tai-san-trong-quoc-trieu-hinh-luat

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com