Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại

Quyết định giải quyết bồi thường. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định cụ thể tại Nghị định số 16/2010/NĐ-CP.

chuyen-giao-quyet-dinh-giai-quyet-boi-thuong-cho-nguoi-bi-haichuyen-giao-quyet-dinh-giai-quyet-boi-thuong-cho-nguoi-bi-haiQuyết định giải quyết bồi thường. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định cụ thể tại Nghị định số 16/2010/NĐ-CP.


Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định cụ thể tại Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.

1. Cơ sở pháp lý.

– Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.

– Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

2. Thẩm quyền giải quyết.

Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể người có thẩm quyền thực hiện việc chuyển gia quyết định giải quyết bồi thường cho người bị hại. Cụ thể:

Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại do một trong những người sau đây thực hiện:

+ Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

+ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Những người khác do pháp luật quy định.

3. Trình tự thực hiện:

Với mỗi trường hợp khác nhau thì trình tự thực hiện thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường sẽ khác nhau:

– Trường hợp người nhận quyết định giải quyết bồi thường là người thiệt hại: Người thực hiện việc chuyển giao phải trực tiếp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại phải ký nhận biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của người bị thiệt hại được tính là ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường;

– Trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt: Quyết định giải quyết bồi thường được giao cho người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ, người đó phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của người thân cùng nơi cư trú được tính là ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường;

– Trường hợp người bị thiệt hại không có người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ từ chối nhận hộ quyết định giải quyết bồi thường, thì sẽ chuyển giao quyết định này thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú; việc chuyển giao này phải được lập thành văn bản cụ thể, rõ ràng;

– Trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường phải lập thành văn bản về việc không thực hiện được việc chuyển giao. Biên bản phải có chữ ký của người cung cấp thông tin về người bị thiệt hại;

– Trong trường hợp người có bị thiệt hại từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, nêu rõ lý do từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc Ủy ban nhân dân, Công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường.

chuyen-giao-quyet-dinh-giai-quyet-boi-thuong-cho-nguoi-bi-haichuyen-giao-quyet-dinh-giai-quyet-boi-thuong-cho-nguoi-bi-hai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

 4. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

5. Thành phần hồ sơ:

– Quyết định giải quyết bồi thường;

– Biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường.

6. Thời hạn giải quyết: 

Chưa quy định.

7. Đối tượng thực hiện: 

Đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường.

8. Cơ quan thực hiện: 

– Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Cần lưu ý đối với việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thì đại diện của cơ quan có trách nhiệm không nhất thiết phải là người đại diện với các điều kiện của người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường. – Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhận bị thiệt hại cư trú, tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã. – Những người khác do pháp luật quy định.

9. Kết quả: 

Biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường.

10. Lệ phí: Không.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com