Có áp dụng quy chế dân chủ tại nơi làm việc của Hợp tác xã không? Nghị định số 60/2013/ NĐ- CP và việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của hợp tác xã.
Có áp dụng quy chế dân chủ tại nơi làm việc của Hợp tác xã không? Nghị định số 60/2013/ NĐ- CP và việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của hợp tác xã.
Tóm tắt câu hỏi:
Việc thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của HTX có phù hợp không?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “Bộ luật lao động 2019”;
– Nghị định 60/2013/NĐ- CP.
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 3, Điều 63 “Bộ luật lao động 2019” quy định :“Người lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ”. Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định chi tiết điều này.
Theo đó tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định:
“ Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc“.
Căn cứ vào quy định tại Luật hợp tác xã 2012, “Bộ luật lao động 2019” và Nghị định 60/2013/NĐ- CP có thể thấy việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của HTX là hoàn toàn phù hợp.
Thứ nhất,Điều 1 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Theo đó:
“Nghị định này quy định nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở và hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)”.
Như vậy, pháp luật đã quy định hợp tác xã là một trong những tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Thứ hai, về nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/ 2013/ NĐ- CP.
Chương 2 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định về nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại điều 6, điều 7, điều 8, điều 9. Theo đó:
– Nội dung người lao động phải công khai được quy định tại Diều 6, Nghị định 60/2013/NĐ- CP gồm:
“1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
2. Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, bao gồm: nội quy lao động; quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động; định mức lao động; thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương, quy chế trả lương, trả thưởng; trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
3. Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.
4. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).
5. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.
6. Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến người lao động.
8. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.”
– Điều 7 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định nội dung người lao động tham gia ý kiến gồm:
“1. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định phải công khai tại doanh nghiệp.
2. Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
3. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).
4. Nghị quyết hội nghị người lao động.
5. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
6. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.”
– Về nội dung người lao động quyết định, Điều 8 Nghị định 60/2013/NĐ- CP quy định:
“1. Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).
3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.
4. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia hoặc không tham gia đình công.
6. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, Nghị định 60/2013/NĐ- CP cũng quy định về nội dung người lao động được tham gia kiểm tra, giám sát. Theo đó người lao động có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung sau:
“1. Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
2. Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của doanh nghiệp.
4. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có); thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở.
5. Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
6. Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.
7. Thực hiện điều lệ doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nội dung của quy chế dân chủ quy định tại Nghị định này.”
Như vậy, nội dung thực hiện quy chế dân chủ dân chủ ở cơ sở bao gồm những nội dung người sử dụng lao động phải công khai, những nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được quyết định và những nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và một số hình thức khác.
Thứ ba, về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được áp dụng trong hoạt động của hợp tác xã.
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” ( Khoản 1, Điều 3, Luật hợp tác xã 2012).
Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, Luật hợp tác xã 2012 tại điều 7 quy định như sau:
“1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.”
Như vậy, theo quy định tại điều trên thì dân chủ là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong nguyên tắc và hoạt động của Hợp tác xã. Dân chủ trong hợp tác xã thể hiện ở việc tự nguyện thành lập, gia nhập và ra khỏi hợp tác xã. Theo đó, Hợp tác xã được thành lập khi có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Về việc gia nhập hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thoản mãn yêu cầu của pháp luật, tán thành với điều lệ hợp tác xã đều có thể viết đơn xin gia nhập hợp tác xã và có quyền ra khỏi hợp tác xã theo ý chí tự nguyện của mình.
Tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã còn thể hiện ở việc các thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau trong việc quyết định các nội dung quan trọng của Hợp tác xã như xây dựng điều lệ, phương án kinh doanh, bầu Ban quản trị, ban kiểm sát Hợp tác xã… mà không phụ thuộc vào số lượng vốn góp.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật quy chế dân chủ trong Hợp tác xã: 1900.0191
Như vậy, một trong những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã là nguyên tắc tự nguyện, dân chủ. Việc áp dụng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ- CP trong hoạt động của hợp tác xã là hoàn toàn phù hợp với bản chất của hợp tác xã và quy định của pháp luật hiện hành.